Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam?

Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam, tại sao Hồ Chí Minh dùng những câu trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, tại sao Hồ Chí Minh có nhiều tên họ khác nhau, v..v.. Rất nhiều câu hỏi mà các bạn trẻ trong nước đang muốn trả lời để tìm ra sự thật. Những thắc mắc này đã được trình bày  trong nhiều bài viết trước đây; tuy nhiên, chúng tôi đôi khi vẫn phải lập đi lập lại nhiều lần vì những tình tiết trong giai đoạn lịch sử cận đại khá rắc rối, nhất là những biến chuyển nhanh chóng trong giới lãnh đạo nước Pháp sau vụ Đức chiếm đóng. Continue reading

video Bản Chất Cộng Sản – Gian Dối

https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fdanlambaovn%2Fvideos%2F1539174016137911%2F&show_text=0&width=560

Chủ Nghĩa Cộng Sản cốt lõi chỉ là Tuyên Truyền

Lãnh tụ cuối đời của khối cộng sản Liên Sô, ông Mikhail Gorbachev, sau khi rời bỏ đảng cộng sản đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa cộng sản cốt lõi chỉ là tuyên truyền” (Communism was pure propaganda). Gorbachev còn nhiều tuyên bố nữa về bản chất của chủ nghĩa, của chế độ và người cộng sản. Một câu nữa để đời là “Tôi đã nên rời bỏ Đảng Cộng Sản những tháng trước khi có cuộc chính biến vào 1991.”  Lời nói khi ông ta trở về với đạo làm người có nhân bản: “Nhân danh Chủ Nghĩa Cộng Sản, chúng tôi đã từ bỏ những giá trị cơ bản của con người.” (In the name of Communism we abandoned basic human values.) Một vài tuyên bố thế này cũng đủ để chứng minh và phản ảnh trung thực những gì cộng sản Việt Nam đã và đang làm trong nhiều thập niên qua.

Mikhail Gorbachev

Mikhail Gorbachev, the former Soviet leader, said he should have left the Communist party months before the attempted coup of 1991. Photograph: Adrian Dennis/AFP/Getty Images Continue reading

Nguyễn Hữu Loan: Hồ Chí Minh, thằng mất đạo đức, thằng mất dạy

Trong một buổi phỏng vấn nhà thơ nổi tiếng với bài “Màu Tím Hoa Sim” Nguyễn Hữu Loan đã đề cập tới tội ác tày trời của Hồ Chí Minh,  kẻ đã phát động chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất theo lệnh  của quốc tế cộng sản, đã giết hằng ngàn người dân vô tội ở miền Bắc.

Nguyễn Hữu Loan:

Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi  chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ  Chi Minh làm cái việc vô đạo,  mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để tôn vinh Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ Chí Minh ầm ỉ, thì ai đội ông Hồ Chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im tôi không nói, vì tôi thấy thằng  này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động cải cách ruộng đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng  này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói.

 Không ai dám nói dù biết hết sự thật vì họ sợ, một sự lo sợ nơm nớp trong nhiều tầng lớp quần chúng mà bạo quyền cộng sản chủ trương tạo ra coi như một trong những vũ khí có tác dụng để cai trị dân.

Bà Phạm Thị Nhu, vợ cửa nhà thơ Nguyễn Hữu Loan nói rằng:

Nếu mình làm mà  dân người ta hưởng ứng mình thì nhà nước lo lắng, mà nếu làm cho nhà nước bằng lòng thì người dân chửi mình. Cho nên tốt hơn hết là mẹ con bà chịu khó khi tôi về để đi làm ăn. Tôi bẻ cái bút, từ nay tôi không viết nữa. Về đi cày, hay bất cứ làm cái gì tôi cũng chịu khó làm để nuôi con. Mẹ con bà chịu khó gian khổ mà lòng ta lương thiện. Đấy là ông nói với tôi.

 Vụ ông Nguyễn Hữu Loan rời bỏ hàng ngũ phục vụ đảng là một  trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra khi có những cá nhân không làm rập khuôn theo ý đảng đề ra. Thế nên mỗi lần nghe lời phát biểu của những cộng sản chóp bu, những cán bộ cao cấp thì phải hiểu ngay ra rằng họ phải có bổn phận nói theo những gì được huấn luyện, đã đề sẵn, và tuyệt đối không có ý riêng của mình trong đó,  dù rằng trong tận cùng thâm tâm họ cũng nhận ra mình nói những điều không thật.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan là một trong số người can đảm (dù còn ít) đã dám nói ra sự thật, dám bày tỏ những suy nghĩ của mình bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một bài học cũng như tài liệu rất quý giá để những thế hệ sau nhìn vào học hỏi, gạn lọc những điều sai và đúng để tìm cho mình một hướng đi giải cứu đại nạn đã và đang đè nặng trên đất nước và dân tộc Việt Nam qua nhiều thập niên.

Bút Sử

Sources: SBTN Youtube video

Trong Lúc Giúp Bác mà lại Có Thai

Trên Youtube vừa xuất hiện (5/2017) một video hơn 18 phút do ông Quốc Phong (nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên) viết kể lại lời của ông Vũ Kỳ, từng là thư ký của Hồ Chí Minh(HCM) nói về người lãnh tụ của ông ta, vào 2004 tại bệnh viện trước khi qua đời. Người viết bài cũng ghi nhận là những vấn đề về HCM được đăng trên các trang mạng là không đúng. Ngược lại thì một số người  xem video cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam dường như cần phải đối phó trước tình trạng những sự thật về chính trị và đời tư của HCM được tung ra càng lúc càng nhiều. Tài liệu đã có hơn 13 năm được cất giữ trong viện bảo tàng đến nay mới công bố. Dù sao, lời của ông Vũ Kỳ có hay không trung thực, gượng ép, theo “đơn đặt hàng”, bị áp lực v.v..cũng là một cơ hội để người xem đưa ra những nhận xét. Continue reading

Luật chỉ để trị dân

May 4, 2017

“Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, công khai, nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” (nguồn dẫn: Một Thế Giới).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng, người phát ngôn chính phủ Mai Tiến Dũng đã phát biểu như vậy về vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), tại cuộc họp báo chính phủ hôm qua, 4/5/2017.

Với phát ngôn này, ông Mai Tiến Dũng đã chính thức thừa nhận chính phủ của ông là một chính phủ vô pháp.

Luật, là thứ chỉ để trị dân. Chính quyền nếu sai, chỉ việc xin lỗi. Chỉ có người dân mới là đối tượng phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Thêm nữa: Rất lạ, khi nghe người phát ngôn chính phủ xưng “ta” trong những trường hợp vầy.

Một khi vẫn còn tư duy theo lối “ta – dân”, thì đương nhiên cái chính phủ đó đã tự kẻ rạch chiến tuyến, đẩy người dân về phía… bên kia, đối nghịch với mình.

Trương Duy Nhất

Hồ Chí Minh Chạy Về Tổ Quốc Liên Sô

 Đôi mắt Hồ Chí Minh trên gương mặt Lenin (Vietnam Magazine)

Vô số sách báo tại Việt Nam trong nhiều năm qua không ngớt ca ngợi Hồ Chí Minh như là một anh hùng dân tộc, yêu tổ quốc, thương đồng bào…Nhưng sự thật thì như thế nào?

Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp năm 1920, và sau đó 1924, Hồ chính thức trở thành đảng viên đảng cộng sản thuộc hệ thống Đệ Tam Quốc Tế. Từ đó coi như Hồ Chí Minh làm và lãnh lương của quốc tế cộng sản. Hồ Chí Minh, qua các tài liệu, cũng như chính ông ta viết ra, tỏ ra rất gương mẫu trong vai trò làm người quốc tế cộng sản. Continue reading

Chuyện Quá Nửa Đêm

ho-fontainebleau-conf-1946” I have just signed my death warrant! – Tôi vừa ký bản lệnh tử tội của tôi!” (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 88). Đó là lời của Hồ Chí Minh(HCM) nói ngay tại đầu giường của ông Marius Moutet vào quá nửa khuya ngày 14/9/1946, cách nay đúng 70 năm, sau khi ép Moutet ký Tạm Ước Modus Vivendi.

Tại sao Hồ tự xác nhận hành động tội lỗi của mình là đáng tội chết trước mặt Bộ Trưởng Thuộc Địa Moutet, một người thiên tả cũng là bạn phe cánh của HCM nhiều năm? Trình bày sau đây  dựa vào tài liệu của tác giả nguyên là đại sứ Pháp, trong cuốn sách trên. Continue reading

Hồ Chí Minh và Tháng 6 Lịch Sử

Ngày 2/6/1946, cách nay đúng 70 năm, người cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh (HCM) đến Paris nước Pháp để dự Hội Nghị Fountainebleau với mục đích “cầu hòa” với đảng phái đối nghịch. Thái độ ép mình, dùng mọi phương tiện để đạt mục đích là phương châm của người cộng sản. Bài viết xin trình bày một số vấn đề xảy ra trong giai đoạn HCM vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ.  Continue reading

John Kerry và Hội Nghị về Chiến Tranh Việt Nam

000 april 22 1971 New Senate Office Building, Senator J. W. Fulbright Chairman presiding.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong quá khứ đã từng được biết là nhân vật phản chiến  hàng đầu trong phong trào chống chiến tranh của những thập niên 60, 70…Và hôm nay với vai trò của một ông ngoại trưởng, ông nắm phần trách nhiệm đọc diễn văn (keynote) trong ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh về Chiến Tranh Việt Nam –The Vietnam War Summit- tại LBJ Presidential Library với sự đồng hỗ trợ tổ chức của trường đại học The University of Texas at Austin. Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày,  26-28/4/2016. Phần trình bày sau đây về quá trình hoạt động của John Kerry dẫn tới những việc làm ngày nay.

Phản chiến tại Hoa Kỳ là một trong vài lý do hàng đầu đưa đẩy tới việc rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và sau đó dẫn tới ngày cộng quân cưỡng chiếm miền Nam. Ai không nghĩ rằng miền Nam bị lọt vào tay cộng sản là do nguồn gốc tại Washington DC. Nhiều tài liệu cũng cho thấy tiền bạc cho những vụ xuống đường, những công tác tình báo,v..v.. là do Liên Sô và phe cánh thiên tả cung cấp một cách tinh vi.

Sự nổi loạn của phong trào chống chính phủ nếu nhìn chi tiết hơn thì thấy một số đơn vị như sau: thành phần nổi tiếng như tài tử Hollywood Jane Fonda và Tom Heydon,  những sinh viên bị xách động, những người Mỹ đen trong khối Black Panther, những tổ chức như nhóm William Ayers chuyên đi đặt chất nổ những tòa nhà chính phủ,  những đảng viên cộng sản Hoa Kỳ, những tổ chức kinh tài cộng sản, những thành phần của tên cộng sản Nam Mỹ Che Guevara,  những nhà hoạt động thiên tả như Saul Alinsky đã ảnh hưởng tới  những người thích làm chính trị như Hillary Rodham Clinton và Bill Clinton, cộng sản Mỹ đen Frank Marshall Davis cũng là nhà báo bị FBI theo dõi phải trốn qua Hawaii …Và còn nhiều nữa!

Họ, không phải tất cả, huyễn mộng về  một xã hội thiên đường mà chủ nghĩa cộng sản vẽ ra, cộng vào miệng lưỡi cùng phần trình diễn của những đại kịch sĩ cộng sản.  Nhưng phải ghi nhận rằng đến giai đoạn Kerry làm vai trò lãnh đạo thì sự hỗn loạn xảy ra càng kinh khủng hơn.

Sau kết thúc chiến tranh 1975, một số phim ảnh có tính tài liệu và giáo dục về chiến tranh Việt Nam ra đời như Vietnam Television History, Điện Biên Phủ cuộc chiến 10 ngàn ngày ….Phim không thể hiện trung thực về nguyên nhân và hậu quả, cũng như nhiều sự thật không được trình bày. Với lương tâm con người khi thấy lịch sử bị xuyên tạc, nhóm Accuracy Media đã thực hiện cuốn Television Vietnam vào 1985 (two-part doccumentary)

Được biết sẽ có một bộ phim dài hơn 18 tiếng gồm 10 tập do Ken Burns thực hiện sẽ ra mắt vào 2017. Nhân vật Ken Burns cũng là một trong  những người có mặt (participant) buổi hội nghị này. Thành phần tham dự còn phải kể Cựu Ngoại TrưởngHenry Kissinger, nhà báo Dan Rather, photographer Nick Ut, Đại Sứ Việt Cộng Phạm Quang Vinh. Chắc chắn còn một số nhân vật nữa sẽ xuất hiện, họ cùng phe cánh phản chiến John Hà Nội – một tên mà nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ khác đã đặt cho ông ta.

Vì John Kerry có một quá khứ rõ rệt chỉ là một kẻ phản bội tổ quốc (betrayer) Hoa Kỳ, và người ta cũng chưa hề nghe thấy ông tỏ ra hối hận. Thế nên trong sự việc ngày hôm nay Kerry đứng ra với vai trò nồng cốt của 3 ngày hội nghị nói về Chiến Tranh Việt Nam thì những dấu hỏi cũng sẽ được đem ra. Tiếp theo là nội dung của bộ phim dài hơn 18 tiếng gồm những tài liệu, phỏng vấn có thật sự phản ảnh trung thực hay chỉ một chiều? Việc này còn chờ thời gian sẽ rõ hơn.

Nói về John Kerry thì có quá nhiều. Bài viết này chỉ muốn cô đọng một số sự  kiện để đưa ra bản chất của con người này. Một số cây viết người Mỹ cũng chỉ trích Tổng Thống Obama khi chọn John Kerry làm Ngoại Trưởng,  nhưng rồi kết luận là “nồi nào úp vung nấy!”  Ông Obama nói rằng đã chọn một ngoại trưởng rất xứng đáng (perfect choice). Vào tháng 5/2016 sắp tới Kerry  còn tháp tùng với tổng thống Obama đến  Việt Nam thăm viếng.

Brian Williams, NBC News, updated 3/16/2004 6:59:03 AM ET.

John Kerry was a leader of Vietnam Veterans Against the War and went to Washington for a week in April, 1971 to protest, lobby Congress, even to return hundreds of medals and service decorations — thrown into a heap on Capitol Hill.  Though the president was gradually withdrawing American ground troops, the veterans said that wasn’t enough.  They wanted the United States to pull out immediately.

 John Kerry là người lãnh đạo tổ chức Hội Cựu Chiến Binh Chống Chiến Tranh. Ông đã đến Washington ở một tuần lễ vào tháng 4, 1971, để biểu tình, vận động Quốc Hội, ngay cả ông đã trả lại và quăng hàng trăm mề đay và  huân chương phục vụ thành một đống tại Capitol Hill. Mặc dù tổng thống lúc đó đang cho rút dần quân đội đường bộ, những cựu chiến binh này nói là chưa đủ. Họ muốn Hoa Kỳ phải rút quân ngay.

Tài liệu và hình ảnh sau đây được trích ra từ  một trang web
http://www.wintersoldier.com/,  ghi rõ chi tiết hơn về những bước hoạt động của Kerry.

Enemy documents from 1971 show that Vietnamese communists guided the American antiwar movement via meetings between the communist delegations to the Paris Peace talks and American antiwar activists. John Kerry and the VVAW were working toward the exact goals set forth in the communist directives.

Tài liệu của phe địch từ 1971 cho thấy rằng cộng sản Việt Nam đã hướng dẫn phong trào người Mỹ phản chiến qua những buổi họp giữa những phái đoàn cộng sản xảy ra tại Pháp bàn về Hòa Bình và những người Mỹ hoạt động chống chiến tranh. John Kerry và VVAW (Vietnam Veterans Against the War – Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Chống Chiến Tranh) đã hoạt động hướng về những mục đích chính xác đó, đã được sắp đặt trong đường lối cộng sản.

Báo cộng sản Daily World cũng tường trình vào 16/6/1971, rằng John có trả lời  vào tháng 7/1971 sẽ bay về Nam Việt Nam để “báo cáo” lại những gì xảy ra tại Pháp và Hoa Kỳ cho quân nhân Mỹ nghe (để làm nãn lòng).

Trang web này cũng ghi tài liệu FBI  về nhân vật Al Hubbard trước đó thuộc ban lãnh đạo của khối Mỹ đen Black Panther (thiên tả). Hubbard cũng đã qua Pháp tham dự cuộc họp với cộng sản Việt Nam, và sự “điều đình” giữa 2 bên do ông sắp đặt. Hubbard là một trong 5 thành viên ban lãnh đạo của VVAW cùng với Kerry. Hubbard cho biết là chi phí các thứ để ông bay qua Pháp là do Đảng Cộng Sản Mỹ trả.

Những bước đi của Kerry đã được sắp xếp qua từng giai đoạn để cho thấy cả kế hoạch tinh vi.

Early April, 1969 — U.S. Naval Lieutenant John Kerry leaves Vietnam and is soon reassigned as a personal aide and flag lieutenant to Rear Admiral Walter F. Schlech, Jr. with the Military Sea Transportation Service based in Brooklyn, New York.

Vào đầu 4/1969 – Đại Úy John Kerry rời Việt Nam và liền sau đó xin tái bổ nhiệm một chức vụ về giao thông tại Brooklyn, New York.

 November, 1969 — In response to a public call from the Bertrand Russell foundation in New York, Jeremy Rifkin and Tod Ensign launch a new organization called Citizens Commissions of Inquiry (CCI) to publicize American war crimes in Indochina.

 Để đáp lại lời kêu gọi của nhóm Bertrand Russell tại New York, Jeremy Rifkin và Tod Ensign phóng ra một tổ chức mới gọi là Ủy Ban của Công Dân về Điều Tra để công bố tội ác chiên tranh của người Mỹ tại Đông Dương.

 (Giai đoạn này ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đang bị tù ở Hà Nội, ông nghe đài ra rả nói về phiên “tòa án nhân dân” xử chính phủ Mỹ do nhóm Bertrand Russell làm ra. Nguyễn Chí Thiện có bài thơ Gửi Bertrand Russell:  Ông là mt bc triết nhân; Nhưng v chính tr ông đn làm sao; Ông bênh Vit cng n ào; Nhưng ông hiu chúng tí nào cho cam; Mi ông ti Bc Vit Nam; Xem nô l đói phi làm ra sao; Mi ông ti các nhà lao; Xem bò ln được đ cao hơn người; Không ai kêu ni mt li; Mm dân Đng khóa đã mười my năm; Xem ri ông mi hn căm; Mun đem bn chúng ra băm ra vm; Tui ông ngót nghét mt trăm; Nhưng thua cu bé mười lăm đói gy; V môn “cng sn hc” này!)

December, 1969 — Kerry requests an early discharge from the Navy in order to run for a Massachusetts congressional seat on an antiwar platform.

12/1969 – Kerry xin được ra khỏi Hải Quân để ứng cử vào một ghế của quốc hội đặt nền tảng trên vấn đề chống chiến tranh.

May 7, 1970 — Kerry appears on The Dick Cavett Show for the first time, speaking in opposition to U.S. involvement in Vietnam.

 5/7/1970 – Kerry xuất hiện tại The Dick Cavett Show lần đầu tiên, nói chống lại sự nhúng tay vào Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ

Late May, 1970 — John and Julia Kerry travel to Paris on a private trip. Kerry meets with Madam Nguyen Thi Binh, the Foreign Minister of the Provisional Revolutionary Government of Vietnam (PRG) — the political wing of the Vietcong — and with representatives of Hanoi who were in Paris for the peace talks.

    

Cuộc họp tại Pháp với VC 1970 có John Kerry tham dự

   Cuối 5/1970 – John và Julia Kerry (vợ của John) bay qua Paris trên một chuyến đi mật. Kerry gặp bà Nguyễn Thị Bình, Ngoại Trưởng của Mặt Trận Miền Nam – một cánh tay của Vietcong- và  những đại diện của Hà Nội tại Paris nói về hòa bình.

Phái đoàn miền Bắc có Lê Đức Thọ

Trên là một số  công tác đã đạt để làm cơ sở cho ngày ra điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ.

22/4/1971, buổi điều trần tại phòng họp Thượng Viện.

Tài liệu từ  https://americanpatriotsagainstkerry.wordpress.com/john-kerry-meeting-north-vietnamese-in-paris/

000 kerry fullbright 1971Kerry was asked by committee chairman Senator J. William Fulbright how he proposed to end the war, the former Navy lieutenant said it should be ended immediately and mentioned his involvement in peace talks in Paris.

Khi Kerry bị hỏi bởi trưởng ủy ban, Thượng Nghị Sĩ J. William Fullbright, làm thế nào để đề nghị chấm dứt chiến tranh, cựu đại úy của quân đội Hải Quân nói chiến tranh phải chấm dứt ngay và ông ta nhắc tới vụ liên hệ dính líu với nhóm bàn về hòa bình tại Paris.

“I have been to Paris,” Kerry said. “I have talked with both delegations at the peace talks, that is to say the Democratic Republic of Vietnam and the Provisional Revolutionary Government and of all eight of Madam Binh’s points . . . .”

“Tôi đã có mặt tại Paris,” Kerry nói. “Tôi đã nói chuyện với 2 phái đoàn tại bàn họp về hòa bình, đó là Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, và tất cả 8 điểm của bà Bình…”

Tài liệu từ  http://www.wintersoldier.com/staticpages/index.php?page=puppets

John Kerry and the VVAW: Hanoi’s American Puppets? – John Kerry và VVAW: Những Con Bù Nhìn Mỹ của Hà Nội

Retired General George S. Patton III said that Kerry’s actions gave “aid and comfort to the enemy.” Mr. Kerry’s picture from those Paris meetings is on display to this day at the Communist Museum in Saigon, Viet Nam.

Tướng về hưu George S. Patton III nói rằng những hành động của Kerry đã cho “sự giúp đỡ và thoải mái đến với kẻ thù.” Hình của Kerry chụp từ những buổi họp hành tại Paris vẫn còn được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Cộng Sản tại Saigon, Việt Nam.

TNS John Kerry được TBT Đỗ Mười đón tiếp ân cần 7/1993 tại Saigon

Nói rằng buổi họp về  Chiến Tranh Việt Nam lần này  là để vinh danh quân lực Hoa Kỳ, nhưng từ trước tới nay với vai trò là một quân nhân thì John Kerry phỉ báng tinh thần chiến đấu nói chung của đồng đội, gọi họ là “những kẻ đi giết trẻ em”, rồi qua vai trò Thượng Nghị Sĩ, và nay là Ngoại Trưởng ông đã làm gì để chứng tỏ sự tri ân đối với 58 ngàn quân  nhân đã ngã xuống vì tự do cho người khác?

Riêng về thành tích lẫy lừng đã giúp cho cộng sản Việt Nam thì nhiều lắm. Khi nắm quyền luật pháp tại Thượng Viện, Kerry đã ngâm tôm HR 2833 dự  luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, trong khi Hạ Viện đã thông qua 410/1. Hiệp ước thương mãi song phương BTA thì ông cho qua, tuy 2 dự luật cùng ra năm 2001.

Jacob Rees-Mogg là một nghị viên của quốc hội Anh, vào 2/2016, ông đã lên tiếng nhắc lại tội của John Kerry trong quá khứ đối với nước Anh.  Vào những năm của 80, Joe Doherty thuộc khối IRA đã khủng bố giết người và hại chính phủ Anh rồi trốn qua Mỹ. Khi Anh cần trục xuất Doherty thì Kerry ngăn chặn, bảo vệ tên khủng bố này. Nay dù Kerry có nói gì chính phủ Anh cũng không nên tin hắn.

Belfast Telegraph, Saturday 23 April 2016:
United States secretary of state John Kerry was a “terrorist sympathizer” who blocked the deportation of IRA activists and so should not be trusted when calling for Britain to remain in the EU, an MP has said.

Tiến sĩ Jerome Corsi đã trình bày nhiều vấn đề về John Kerry trong cuốn “Unfit for Command” khi Kerry ứng cử  tổng thống vào 2004. Ông ta có một chuỗi hành động phản bội chính phủ Hoa Kỳ, nhục mạ quân đội Hoa Kỳ, làm theo chỉ dẫn của cộng sản…Hành động của ông làm di hại quá lớn nói chung, và nói riêng cho người Việt Nam tự do. Ảnh hưởng như thế nào, tốt xấu ra sao sau vụ hội nghị về Chiến Tranh Việt Nam tại Texas và sau đó là bộ phim The Vietnam War vào 2017?

Ông Ronald Reagan trước khi là tổng thống Hoa Kỳ đã làm thống đốc 2 nhiệm kỳ tại California, 1967 và 1971. Phong trào phản chiến bùng dậy nhiều nơi làm bất an xã hội, người người hoang mang. Trong một lần hội họp, ông Reagan đã tuyên bố:

…Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and coming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation’s Viet Nam borned.” RONALD REAGAN – …Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama sắp tới, chắc chắn nhiều người dân mong rằng ông sẽ có dịp nhận ra hậu quả của loại “hòa bình” đang có tại Việt Nam. Nhưng rất khó mà nhà nước cộng sản cho ông gặp những nhà đấu tranh dân chủ trong nước để họ nói cho ông nghe cái tăm tối đang bao trùm họ và sẽ tiếp tục cho các thế hệ chưa sinh ra đời nếu chế độ độc tài toàn trị này còn tồn tại. Tổng thống đã gặp và ngồi cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cách nay không lâu tại Washington, mong ông chưa quên những gì mà Điếu Cày đã trình bày – người Việt đang cần tự do báo chí, tự do thông tin, tự do phát biểu.

Bút Sử
23/4/2016

Một vài câu trong The Washington Post   April 26 at 12:02 PM:

“Are you kidding, you invited John Kerry???? Might as well bring on Hanoi Jane as well!!!!” one man wrote after the Vietnam Veterans Memorial Fund posted a notice about the summit on its Facebook page.

“No one cares about Kerry, why invite him?” wrote another. “That alone is a reason to stay away from the Summit.”

“The feelings related to almost everything connected to Vietnam are still very raw,” said Jim Knotts, president of the Vietnam Veterans Memorial Fund. “There are some people who feel as strongly against war today as they did in the late ’60’s and early ’70s. There are some who feel just as strongly they never want to be in a room with people who protested against the war.”

Kerry is not the only participant under criticism. Some students at the University of Texas are calling for pickets to protest Henry Kissinger, who was secretary of state during a particularly bloody stretch in the long war. The event also will include political activist Tom Hayden, who is famous for going to Hanoi with his then-wife, actress Jane Fonda, in 1972 to commiserate with peasants whose dikes had been bombed.

Knotts said some veterans remain angry with Kerry because of their experiences when they came home from the war.

“It stems from fact that many of the Vietnam vets when they came home were told to hide the fact they were vets,” he said. “It was to save themselves grief, mistreatment, negative attitudes, not getting hired in jobs, a general community stigma related to the war. They feel that they should have been honored for their service to country regardless of people’s feelings about the war.

“So now they are unfettered. They feel they will not be kept from expressing opinions the way they were when they first came home.”

Continue reading

70 Năm Kể Từ Ngày Bán Nước

Tháng 3/1946 đến 3/2016 là đúng 70  năm. Tháng 3/1946 đánh dấu mốc điểm quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Người dân Hà Nội đã gọi “Hồ Chí Minh bán nước” ngay sau khi Hồ ký Hiệp Ước Sơ Bộ (HƯSB) ngày 6/3/1946 với đại sứ Pháp Jean Sainteny. Điểm qua những hiện tượng xảy ra vào đầu năm 1946 và dẫn đến cuộc chiến tranh Đông Dương vào cuối năm.

 Leclerc, Ho Chi Minh, Jean Sainteny nâng ly chúc mừng sau khi ký HƯSB

Picture from Pierre Brocheux book. Leclerc, Ho Chi Minh, Jean Sainteny nâng ly chúc mừng sau khi ký HƯSB.

Những nhà báo quốc tế có mặt tại Hà Nội sau vụ ký HƯSB họ đã chứng kiến cảnh HCM tổ chức tiệc ăn mừng.

…they suddenly saw trayloads of champagne being taken into the paymaster general’s villa, where Ho was living. The journalists hurried inside but too late to witness the initialing ceremony (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 134)– …họ bỗng thấy những khay nặng của rượu champagne được mang vào tòa nhà, nơi Hồ ở. Những nhà báo vội chạy vào trong nhưng đã trễ để chứng kiến những lời mở đầu của nghi lễ. Continue reading

Những Tên Côn Đồ Xấu Xa

In this May, 20, 2013, file photo, Nguyen Phu Trong, left, General Secretary of the Communist Party of Vietnam, and Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung walk to the mausoleum of late President Ho Chi Minh in Hanoi, Vietnam. Vietnam's Communist Party Congress is set to open Thursday, Jan. 21, 2016. While there never has been a tussle for the Communist Party’s general-secretary post in the past, this time a contest has shaped up between the 71-year-old incumbent Nguyen Phu Trong, a conservative party stalwart, and Nguyen Tan Dung, 66, a two-term prime minister with greater ambitions who has projected himself as a pro-business, economic reformist. (AP Photo/Tran Van Minh, File)

Nguyen Phu Trong, Nguyen Tan Dung (AP Photo/Tran Van Minh, File)

 

Khi buổi bầu cử chọn Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, khóa 12, mới vừa mở màn thì người ta cũng đã đoán ai là người thắng cuộc. Những màn kịch tương tự đã diễn ra nhiều lần, người dân đã quá rành. Các gương mặt của nhóm chóp bu này không những xấu về bề ngoài mà nhà văn Dương Thu Hương còn cho rằng lộ hẳn ra“tính đê tiện, tính lưu manh càng ngày  càng tăng lên gấp bội.” Mới đây, giáo sư Thomas Bass cũng là một nhà điều tra và tường trình có bài “The Ugly Thugs Running Vietnam Aren’t Experimenting with Democracy” – Những Tên Côn Đồ Xấu Xa Đang Điều Hành Việt Nam Không Kinh Nghiệm về Nền Dân Chủ. Xin trình bày một số nhận xét của tác giả trong bài viết này. Continue reading

Nikita Khrushchev Nhận Xét về Hồ Chí Minh

Khrushchev Remembers image on the book

Nikita Khrushchev on cover of Khrushchev Remembers

Vào tháng 8, 1945, nhà văn người Anh George Orwell cho ra đời cuốn “Animal Farm – Trại Thú Vật.”  Hằng nhiều chục năm sau cuốn sách chủ yếu nói về tội ác của chế độ cộng sản độc tài toàn trị vẫn còn giá trị một cách thắm thía. Tác giả bắt nguồn về sự tàn ác của Stalin giai đoạn Spain Civil War bắt đầu 1937 mà phe Stalin đã làm chủ tình hình một khu vực. Cũng vào lúc mùa thu 1945 này, tại miền Bắc nước Việt người cộng sản Hồ Chí Minh (HCM) đang say mê điên cuồng về “thần tượng” Stalin, theo lối đàn anh dùng bạo lực cướp chánh quyền Trần Trọng Kim với mưu đồ nhuộm đỏ Việt Nam và cả Đông Dương. Lòng say mê cuồng bạo về chủ nghĩa và lãnh tụ cộng sản của HCM đã gây sự chú ý cho một số nhân vật cộng sản nòi như Stalin và Khrushchev. Continue reading

LẠI “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” KHIẾN ĐẢNG THÀNH ĐIÊN NẶNG!

Nguyễn Việt Nữ

Ngày xưa người ta nói “Bác Hồ chết đúng giờ trùng, để cho con cháu nửa khùng nửa điên!” Nhưng ông Hồ chết ngày 2 tháng 9 năm 1969, chiến tranh Việt Nam còn khốc liệt, hai bên Nam Bắc chưa phân thắng bại. Thành thử con cháu Việt Nam có “nửa khùng nửa điên!” còn có thể bào chữa là do nhiều nguyên nhân trong chiến tranh.

Nhưng từ năm 1975 miền Bắc thành “Bên thắng cuộc” vì chiếm miền Nam, thống nhất đất nước, đã có hòa bình được 40 năm mà  Tứ trụ triều đình XHCN Việt Nam  có 4 Cháu ngoan bác Hồ là “Sang, Trọng, Hùng, Dũng” vừa cử hành đại lễ mừng chiến thắng 40 năm ngày 2-9-2015 rất “hoành tráng”.

 Trong tứ trụ triều đình có Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng dân gọi là Trọng Lú. Bây giờ đã có bằng chứng lịch sử do chính  Việt Nam XHCN cho biết lý do tại sao con cháu bác Hồ chẳng những nửa khùng nửa điên rồi  hóa thành ngu Lú và hiện thành Điên nặng nữa.

  Xin tóm tắt trong vài câu thơ dễ nhớ:

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đã Thống nhất, hòa bình, độc lập 40 năm  (1975—2015)
Mà toàn Đảng, toàn dân vẫn phải  học tập
tích cực
“Tư tưởng Hồ Chí Minh”
Nên bị nhiễu loạn thần kinh
Được Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh
Đem vào trường học…..“Bệnh viện tâm thần”
Để càng tích cực suốt đời học lập

“Tư tưởng Hồ Chí Minh Về Học Tập Suốt Đời!” (Nguyên văn của Đảng)

Hèn chi toàn thể Đảng viên, cả Trung ương  Đảng Cộng sản Việt Nam đều trở thành lú lẫn, thành khùng, thành điên tất cả!! Đến đổi Công An Cộng sản đánh người dân Yêu nước để bán nước!!

 Đây, tang chứng lịch sử  (Xin nhắc lại cho thế hệ trẻ nhớ khi nhìn hình: TP HCM trước năm 1975 là thủ đô Sàigon của Chính phủ  Việt Nam Cộng Hòa, quốc kỳ nền Vàng ba sọc đỏ. Năm 1975 miền Bắc chiếm miền Nam, thành “Bên thắng cuộc”,  đổi màu cờ thành nền đỏ sao vàng như treo trên nóc “Bệnh viện tâm thần”, Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh trong ảnh).

 Viết nhân ngày Lễ Tạ ơn của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Để Tạ ơn những gì hạnh phúc ta có và cả Tạ ơn những bất hạnh ta không có là: bị Đảng CSVN bỏ vào Bệnh viện Tâm Thần để tích cực Học Tập “Tư tưởng Hồ Chí Minh Suốt Đời!”

Thanksgiving Day 26/11/2015
 Nguyễn Việt Nữ

70 Năm Nhục Nhã

Chế độ cộng sản Liên Sô người dân phải mất hơn 70 năm để dẹp tan. Việt Nam  sau gần 20 năm càng lúc càng có thêm những tiếng nói đấu tranh, nhất là nhờ qua phương tiện internet. Từ 1945 đến nay đã tròn 70 năm kể từ  ngày Việt Minh cướp chính quyền và sau đó Hồ Chí Minh (HCM) dựng ra cái nhà nước độc tài tại miền Bắc. Miền Nam cũng đã bị sự toàn trị này hơn 40 năm. Nói tới những nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam là phải nói tới HCM. Bởi không có HCM thì có thể cho rằng người Việt ngày nay không thua kém quá xa những dân tộc văn minh trên thế giới. Continue reading

Tại Sao Có Tin Nguyễn Ái Quốc Chết 1932?

Tin Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết vào 1932 tại nhà thương thuộc nhà tù Anh ở Hongkong là có thật trên các trang báo thời đó. Nhưng những năm sau đó được đính chánh đó là tin giả qua các báo chí của Đảng. Điều làm người ta hoang mang là tin này do chính báo Đảng đăng từ nguồn của “Văn Kiện Đảng Toàn Tập” những năm sau này.  Sự thật như thế nào? Continue reading

Các “Cháu” của Hồ Chí Minh

Trong suốt quãng đời hoạt động của Hồ Chí Minh (HCM), ông có rất nhiều “cháu gái”, và ông cũng được  thế giới biết đến qua những “cơn hôn” từ trong nước ra đến hải ngoại. Báo Life (Aug 5, 1957) đăng tin HCM tại Poland và tặng danh là người cộng sản hôn nhiều nhất (the kissingest communist). Quanh ông thường có những “cháu gái” và phụ nữ trẻ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam hãnh diện trưng bày những hiện tượng này. Continue reading

Một Số Tên Họ Tàu của Hồ Chí Minh

Có thể nói giai đoạn rất lúng túng của Nguyễn Ái Quốc (NAQ) rơi vào lúc ông ta hoạt động cho đệ tam quốc tế cộng sản tại Hong Kong với bí danh trên từ khoảng những năm 1930-1933.  NAQ thay đổi tên họ vài lần, và đó là những tên Tàu. Lý do là để qua mắt nhân viên tình báo và cảnh sát Anh và Pháp. Continue reading

Cung Cách Việt Cộng qua Hình Ảnh


qhcs

Quốc Hội CSVN

qhvn2 august 2015

Quốc Hội CSVN , August 18, 2015

qhvnch before 1975

Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, trước 1975

11031907_860961673959152_7434280637378609137_n

xe rac hoa voi 2 ba trung dien hanh 30 4 2015Diễn hành xe thùng rác voi giả, Bà Trưng ngồi trên ghế ngay mông voi, 30/4/2015 tại Saigon.

haibatrung truoc 1975Diễn hành thời VNCH trước 1975 tại Saigon: Hai Bà Trưng ngồi trên lưng voi thiệt.

Nongducmanh-cuidau

TBT Nông Đức Mạnh cúi khom lưng trước TBT Trung Cộng Hồ Cẩm Đào, 2008

10629701_759719134083407_5696286383212908818_nChủ Tịch Trương Tấn Sang cúi đầu tại Bắc Kinh, 2013, kế bên là TBT Trung CộngTập Cận Bình.

nguyenvanthieu pres Lyndon Johnson at guam inter airport Agana march 20 1967TT Nguyễn Văn Thiệu và TT Lyndon Johnson tại phi trường Guam, 3/1967

9fbfc2f06af44b469b09897749f81ec7TT Nguyễn Văn Thiệu và TT Nixon tại California, 4/1973

Sources: internet

Hồ Chí Minh với bút danh Trần Dân Tiên

Bài viết dựa vào những nguồn khẳng định của các websites để chứng minh bút danh Trần Dân Tiên là của Hồ Chí Minh (HCM). Ngoài việc trình bày tài liệu,  xin đưa ra những nhận xét về một số nội dung của cuốn sách Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Continue reading

Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang

Rời Moscow bằng đường xe lửa vào khoảng đầu mùa thu 1938, Hồ Chí Minh lúc này còn bí danh là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) trên đường hướng về vùng đông để đến Trung Quốc. Giai đoạn từ 1938 đến 1940, ông ta có thêm tên là Hồ Quang. Phần tài liệu sau đây ghi nhận tại sao NAQ đổi tên là Hồ Quang và những gì trải qua khi NAQ làm công tác trong khối quốc tế cộng sản. Continue reading

Hồ Chí Minh qua Hình Ảnh

Một số hình ảnh của báo giới ngoại quốc về Hồ Chí Minh (HCM)

hcm eye_lenin face_2

Vietnam Magazine. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của Lenin – đôi mắt Hồ trên gương mặt Lenin. Nhà báo đặt câu hỏi: Có phải Hồ Chí Minh đơn giản là một người quốc gia nhưng dùng chủ nghĩa cộng sản như là một vũ khí thuận tiện? Hay ông ta đã liên tục cam kết thệ nguyện với chủ nghĩa Maxism-Leninism rất sâu đậm? Continue reading

Sự Khác Biệt giữa Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và Tạm Ước 14/9/1946

Hiệp Ước Sơ Bộ(HƯSB) 6/3/1946 được ký giữa Hồ Chí Minh (HCM) và đại diện Pháp Jean Sainteny tại Hà Nội. Trong lúc này chính phủ lâm thời ở nước Pháp do Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản lãnh đạo. HCM và Pháp đã có những thỏa thuận qua lại từ tháng 2/1946, trên nguyên tắc Hồ đã chấp nhận tất cả những gì nước Pháp mẹ đề ra, và kết quả của sự thỏa thuận này là HƯSB. Continue reading

Dân Hongkong Không Chấp Nhận Độc Tài Cộng Sản

Hiện tượng biểu tình tại Hongkong là một đề tài nóng trong tuần qua. Hằng ngàn sinh viên học sinh, người lớn xuống đường nghẹt phố để đòi hỏi tự do dân chủ nói chung. Ý thức về tự do đã có trên đất nước này gần 100 năm cho đến 1997 khi Anh giao lại cho Trung Cộng thì xã hội và mọi mặt có chiều hướng thay đổi theo chủ trương của cộng sản tại Bắc Kinh, mặc dù theo luật pháp là một nước dưới hai thể chế (one country, two systems). Continue reading

Bút Danh C.B.

Lê Văn Tám là nhân vật không thật do Trần Huy Liệu (bộ trưởng Bộ Thông Tin Tuyên Truyền) nặn ra đã được công khai, cũng như Tạ Thị Kiều là một người không có ngoài đời mà nhà văn Xuân Vũ cứ tưởng là thât khi còn ở miền Bắc hoạt động cho Hồ Chí Minh(HCM). Những tên tuổi không thật cùng những câu chuyện bịa đặt xảy ra rất nhiều trong hệ thống tuyên truyền của cộng sản. Chủ trương của HCM trong cách huấn luyện cán bộ là phải viết láo nói láo. Vậy thì những bài viết của HCM được đánh giá trị ở mức độ nào về sự trung thực? Continue reading

Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất

Giáo sư Bernard Fall thuộc trường đại học Howard trả lời phỏng vấn, trong một phim tài liệu vào 1966,  cho rằng Hồ Chí Minh(HCM) là một người được huấn luyện bởi những nguyên tắc của phương Tây, không xử sự theo tình cảm. He is extremely response conscious- Ông ta hoàn toàn tỉnh táo về những hành động ông làm. Một số sự kiện được trình bày sau đây để chứng minh câu nói trên của giáo sư Fall như thế nào, chỉ riêng trong chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ). Continue reading

PHIM VIETNAM VIETNAM

Vào tháng 8 năm 2008, bộ phim tài liệu gồm nhiều tập được phổ biến tại Hoa Kỳ có tựa “Vietnam A Retrospective” trong đó có tập “Vietnam Vietnam!” “Vietnam Vietnam” dài 58 phút, do John Ford làm ra, người diễn đạt là tài tử Charlton Heston. Nội dung chính bao gồm hai phần: phản chiến tại Hoa Kỳ và tranh luận (debate) giũa các tổng thống, thống đốc, dân biểu quốc hội.

Image
Có người đưa ra thắc mắc tại sao phim thực hiện xong từ 1971 mà đến gần cuối 2008 mới đưa ra phổ biến? Một nhận xét cho rằng giai đoạn 1971 đang là phong trào phản chiến cao độ, xao động cả toàn dân Mỹ đến độ chính phủ phải đưa ra giải pháp “rút quân.”

Việc “Pentagon Papers” của Daniel Ellsberg là một bất lợi vô cùng to lớn đối với chính sách đương đầu với phe cộng sản tại Việt Nam. Nguyên là nhân viên của Bộ Quốc Phòng từ thời chiến tranh lạnh,1964, đến một chức vụ dân sự trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sau đó, ông Ellsberg lúc nào cũng bi quan về sự chiến thắng trong cuộc chiến và nghiêng về phía cộng sản. Trong “Pentagon Papers” Ellsberg đã tung ra những bí mật của Bộ Quốc Phòng, rất nhiều trang được đăng trên New York Times 1971. Hiện tượng này châm ngòi thêm cho phong trào phản chiến, và cũng đi từ những nguyên do này mới có hiện tượng “Watergate” và đưa đến việc tổng thống Nixon phải xin từ chức.
Image
Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ khởi nguồn từ đầu thập niên 60, bùng dậy càng ngày càng mạnh vào đầu thập niên 70. Trong những tổ chức, nhóm chống chiến tranh kêu gọi “hoà bình” phải kể: nhóm “khủng bố nội địa” Weather Underground, Black Panthers (Mỹ da đen ủng hộ cộng sản), Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ, Malcolm X, May 19 Organization, Saul Alinsky, tài tử Hollywood, nhóm hoạt động chính trị điển hình như Bill Clinton, Hillary Rodham Clinton, John Kerry, kể cả mục sư Martin Luther King đã ví quân đội Mỹ tham gia tại Việt Nam cũng giống như quân Đức Quốc Xã tại Âu Châu, v.v…Nặng nề hơn hết là sự sách động sinh viên của hằng chục trường đại học như Berkley ở California, Harvard và Boston ở Massachusetts.

Tài liệu cho thấy trong giai đoạn này, hằng năm quốc tế cộng sản đã chi ra riêng cho Hoa Kỳ 3 tỷ US dollars lo việc tổ chức biểu tình phản chiến. Tài liệu cũng đưa ra cái gọi là “toà án nhân dân” của quốc tế phán tội người Mỹ tại Việt Nam được tổ chức tại Sweden và Denmark vào các năm 1966-1968, do hai nhân vật chống chiến tranh mệnh danh là triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre. Phần tài chánh lớn chi phí cho việc thực hiện “toà án” này lại do chính tiền từ Hà Nội gửi sang (Financing for the Tribunal came from many sources, including a large contribution from the North Vietnamese government after a request made by Russell to Ho Chi Minh -Source from Wikipedia).

 Năm 1968, khi nằm trong tù tại miền Bắc, nghe đài Hà Nội loan tin ca ngợi “toà án nhân dân quốc tế,” ngục sĩ Nguyễn Chi Thiện đã làm bài thơ “Gửi Bertrand Russell”:

 Ông là một bậc triết nhân. Nhưng về chính trị ông đần làm sao. Ông bênh Việt Cộng ồn ào. Nhưng ông hiểu chúng tí nào cho cam. Mời ông tới Bắc Việt Nam. Xem nô lệ đói phải làm ra sao. Mời ông tới các nhà lao. Xem bò lợn được đề cao hơn người. Không ai kêu nổi một lời. Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm. Xem rồi ông mới hờn căm. Muốn đem bọn chúng ra bằm ra văm. Tuổi ông ngót nghét một trăm. Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy. Về môn “cộng sản học” này!
Image
Nói như thế để chúng ta thấy nguyên do chính của sự bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà và dọn đuờng cho cộng sản Bắc Việt ồ ạt dùng vũ khí đạn dược Nga Tàu cưỡng chiếm miền Nam. Do vậy mà miền Nam thua là thua chính trị tại Washington chứ không phải thua tại trận chiến. Vũ khí đâu để đối đầu với lực lượng súng đạn của Nga Tàu? Việc sắp đặt rút khỏi Việt Nam để nhường cho cộng sản rõ ràng nhất qua hiệp định Paris ngày 27/01/ 1973, mặc dù trong đó đã ghi rõ miền Bắc không thể dùng vũ lực để xâm lăng miền Nam, nhưng không ai có thể tin cộng sản thực thi.
Image

Như vậy thì lý luận cho rằng sở dĩ phim “Vietnam Vietnam” bị “cất kín” hơn 37 năm qua vì nhu cầu của sự “tuyên truyền” thông tin chính nghĩa không còn cần thiết nữa khi Quốc Hội Hoa Kỳ đã đang bàn luận bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà xem ra cũng có lý. Hơn nữa, Ủy Ban gọi là USIA (United States Information Agency) có thẩm quyền cho ra hay không phim Vietnam Vietnam họ đã có quyết định.
Image
Image

Tài liệu này đã đưa ra hai mặt: chống và ủng hộ cuộc chiến. Như thế để người xem tự tìm ra đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa, tại sao Hoa Kỳ phải nhúng tay vào Việt Nam. Truớc cuộc chiến bùng nổ, người Mỹ đã chụp bằng satellite nhiều hình ảnh nơi vũ khí đạn dược Nga Tàu được cộng sản chôn giấu trong Nam để chuẩn bị cuộc chiến xâm lăng. Hình ảnh rất linh động, cảnh cộng sản thảm sát đồng bào vào Tết Mậu Thân 1968, những mồ chôn tập thể tại Huế, qua chủ trương “tiêu thổ kháng chiến,” cộng sản đốt nhà dân trước khi rút quân làm phụ nữ và trẻ con chết loạn xạ v.v.

Ở đây chỉ điểm qua một vài nét nói lên tội ác của cộng sản Việt Nam mà nhân loại ngay thời điểm đó đã không quan tâm đúng mức. Hằng ngàn nạn nhân bị cộng sản tàn sát tại Huế thì không được bàn luận phổ biến rộng rãi, trong khi sau đó vài tháng, hiện tượng Mỹ Lai chỉ có 175 nạn nhân thì quân đội Hoa Kỳ bị kết án nặng nề, mặc dù cá nhân viên sĩ quan phi công dội bom đã bị đưa ra toà án quân đội xử lý công minh. Truyền thông phản chiến cũng là công cụ góp phần đưa đẩy việc bỏ rơi miền Nam.

Image
Hình ảnh những sinh viên tại Hoa Kỳ biểu tình rần rộ với cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ của cộng sản miền Nam. Một người đàn ông tị nạn cộng sản gốc Hungary có mặt trong buổi biểu tình tại Saigon có một số sinh viên Mỹ. Cũng như Nguyễn Chí Thiện đã cho ông Russell một bài học nhỏ về môn học cộng sản trong lời thơ, ông Hungary này đã ít nhất đưa ra một vài ý niệm về bản chất của chế độ cộng sản. Ông tức giận bày tỏ với đám đông xung quanh:
Image

Các người thật là ngu…Tôi là một chiến sĩ tự do…Một điều rất là sỉ nhục khi các người đang làm những chuyện đối với chính quốc gia mình. Tôi cảm thấy nhục cho nước Mỹ. Tôi không phải là một người Mỹ. Tôi là người Hung Gia Lợi. Người ta phải chết cho con cháu, cho tương lai con cháu, cho tự do của con cháu. Các người bị hướng dẫn sai lầm. Trong tận cùng, các người là những thành phần tốt, có lương tâm. Các người muốn sự nhân đạo tuyệt vời, nhưng nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản. Hãy tới nước Hungary, Chezlovakia…Những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ, những người Việt đó xứng đáng được tuyên dương, và mỗi người Mỹ đang chiến đấu chống cộng sản là một anh hùng.

(You are stupid, idiot, you know…I am a freedom fighter…It’s disgraceful for what you are doing here for your own country. I am ashamed for America. I am not an American. I am a Hungarian. People have to die for their children, for their future, for their freedom. You are mislead. Deep inside you, you are very very decent people. You want the best humanity, but humanity is finished in the communist countries. Go to Hungary, Chezlovakia…The people are fighting for freedom, every Vietnamese should get a medal and every American who fights communist is a hero…)

Phim đã đưa ra hình ảnh và những phát biểu của các chính trị gia Hoa Kỳ: một số tán đồng rút quân, cũng như thành phần tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa. Đặc biệt hơn hết là thống đốc California, 1967-1975, ông Ronald Reagan. Ông đưa ra lời tuyên bố:

Image
Tất cả chúng ta không thể thay thế giá trị to lớn của người dân của chúng ta…Ai có thể đưa ra lằn ranh để định giá sự sống của một người Mỹ, nếu bằng cách bảo vệ một mạng sống người Mỹ khi có thể hằng ngàn người Việt Nam phải chết? Mạng sống con người là mạng sống con người.

Một thực thể hiển nhiên nhất đã xảy ra là gần 2 triệu người dân miền Bắc đã rời bỏ chạy về miền Nam để xa lánh chế độ cộng sản. Đó có phải dấu hiệu rằng chính phủ này đã không đại diện nguyện vọng của dân chúng? Chấm dứt sự xung đột mâu thuẫn không thể đơn giản chỉ là ra lệnh ngừng chiến và trở về nhà, bởi vì cái giá phải trả cho loại hoà bình đó có thể là hằng ngàn năm của tăm tối hay tăm tối cho những thế hệ chưa sinh ra đời.

  (All of it can’t replace the great value of our own people…But..Can you really draw a line to whether it ‘s worth one American life..if that by saving an American life, you subject to probably thousands of Vietnamese to death?…Human life is human life. The very fact is practically two millions of the North Vietnamese fled to South Vietnam to escape the communist regime. Is it indication that this government did not represent the will of the people?…Ending the conflict is not so simple as just calling it off and coming home, because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness or generations yet unborn).

Nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản! Nhắc lại lời phát biểu của người tị nạn cộng sản Hungary để ứng dụng ngay trong đất nước Việt Nam! Nhiều vụ cộng sản bắt bớ bỏ tù, trù dập những nhà đấu tranh cho nhân quyền chỉ vì họ còn lương tâm làm người trước thảm trạng quốc biến gia vong.Thấm thía hơn khi nghe lại lời tuyên bố của thống đốc Reagan. Những người mang biểu ngữ, khẩu hiệu “hoà bình” chẳng qua là dấu hiệu cho sự tàn sát đẵm máu sau đó. Tổng thống Nixon đã có lần nói: Khi hai bên ký ngưng chiến có nghĩa là chúng ta ngưng (cease), còn cộng sản thì đánh (fire).

 Hoà bình rồi mà số nạn nhân chết dưới chế độ cộng sản còn cao gấp hai, gấp ba lần khi có chiến tranh! Chết vì vượt biên, chết vì bị bệnh và đói trong nhà lao, chết vì bệnh và thiếu ăn ngoài nhà tù lớn, bị xử tử v.v.. Những thành phần phản chiến lại im re khi nhìn những hiện tượng này, mặc dù trước đó họ xuống đường kêu gọi hoà bình, cho rằng rút quân chấm dứt chiến tranh là hết chết chóc.

Việt Nam đã có ngàn năm nô lệ Tàu. Hơn ba thập niên qua, dưới chế độ cộng sản, có thể là giai đoạn đầu của một thời kỳ dài tăm tối mà thống đốc Reagan đã tiên đoán chăng? Đã có hai thế hệ sống trong tăm tối sau lời phát biểu của ông. Lớp trẻ này không có quyền lựa chọn khi họ được sinh ra đời, nhưng có phải kết quả đó một phần là do thái độ của những người đi trước, mà chính ông Reagan đã bén nhạy nhận biết, trong khi ông cũng bất lực trước ván cờ. Ngay thời điểm này, những ai quan tâm về tình hình chính trị tại Việt Nam đều thấy rằng cái hoạ nô lệ Trung Cộng càng ngày càng rõ nét. Tập đoàn cộng sản tại Hà Nội là một phần tử của Trung Cộng, bị sự chỉ huy của Trung Cộng, ngoan ngoãn thi hành chính sách của Trung Cộng đề ra trên đất nước Việt Nam.

Bài học lịch sử từ lời tuyên bố của ông Reagan cho ta thấy kẻ đi trước có trách nhiệm với người sau, không thể phó thác cho dòng đời đến đâu thì đến. Quan trọng là sự hiểu biết, đi sâu vào tâm lý quần chúng, nhận ra sự thật khi xung quanh có quá nhiều “lộng giả thành chân.” Mặc dù cho rằng vấn đề Việt Nam luôn còn là đề tài bàn cãi, phim “Vietnam Vietnam” cho người xem thấy rằng nó ra đời với mục đích nêu rõ âm mưu, thủ đoạn của người cộng sản, cái vô nhân bản trong chính sách, và sự lừa dối là chủ trương, cũng như dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện tàn bạo của họ. Hiểu ra như vậy để không lầm lẫn dễ tin theo những tuyên truyền hoa mỹ, để không bị sách động dễ dàng. Niềm tin con người nên đặt đúng chỗ, nhất là kinh nghiệm lịch sử bằng xương máu mà thế hệ cha anh đã để lại phải coi đó là thước đo lường. Người đi trước, ông Nguyễn Chí Thiện, đã trải qua kinh nghiệm dạn dày để nhận ra rằng:

Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng sản là gì tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ huỷ diệt

Bút Sử

Mùa Quân Lực 19/6/2009

Đại Úy OSS Ray Grelecki kể về ngày 2/9/1945

Bối cảnh trước 8/1945.

Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp. Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại xé hòa ước 1884 và tuyên bố Việt Nam độc lập đồng thời chấp thuận cùng Nhật nằm trong khối Đại Đông Á. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập 17/4/1945 gồm những thành phần trí thức yêu nước. Chính phủ thực hiện những chương trình đáng kể trong giai đoạn nắm quyền: sửa đổi hành chánh, hợp nhất hai chính quyền bảo hộ và Nam triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, ra lệnh dạy tiếng Việt tại các trường trung tiểu học, dự định thống nhất luật pháp ba kỳ để tránh lạm quyền về hành chánh và tư pháp, tổ chức đoàn Thanh Niên Tiền Phong, chiến dịch chống nạn đói tại miền Bắc (Việt Sử A/B, nxb Trường Thi, Saigon, 1974). Continue reading

Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneva

Hiệp Định Geneva lẽ ra kết thúc vào tháng 5/1954, nhưng vì vấn đề Điện Biên Phủ xảy ra ngoài dự đoán nên tình trạng trở nên phức tạp giữa các bên liên hệ, cùng những sự giằng co thương lượng, nên đến ngày 21/7/1954 Hiệp Định mới được ký. Tại sao có sự kiện trên? Phần trình bày sau đây dựa theo tài liệu “New Perspectives on Dien Bien Phu,” Pierre Asselin, Ph. D., in History at the University of Hawaii. Continue reading

Hồ Chí Minh Mang Pháp Về Lần Thứ Ba

Hiện tại Việt Nam không ít người đang đề cập tới hai chữ “bán nước” liên quan tới vấn đề Đảng Cộng Sản Việt Nam dâng lãnh thổ, biển đảo cho Trung Cộng từ nhiều năm qua. Nay hiện tượng tàu HD 981 đang đóng tại vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam bảo là khoan dầu với lý do hợp tác kinh tế, hay cũng là dấu hiệu chính trị báo cho dân biết Việt Nam đã và đang lệ thuộc đàn anh tới giai đoạn gần hoàn toàn mất nước. Hai chữ “bán nước” cho ngoại bang đã xuất hiện từ 3/1946 khi Hồ Chí Minh(HCM) mang Pháp cộng về Hà Nội để hợp tác mà người ta gọi đó là Pháp trở về Việt Nam lần hai . Khoảng 8 năm sau, tức sau ngày chia đôi đất nước, HCM trân trọng nài nỉ Pháp trở về Hà Nội lần nữa. Đây là lần thứ ba. Pháp này là ai, cũng như tại sao Hồ lại cần họ đến quá mức như vậy? Continue reading

Lời TT Nguyễn Văn Thiệu 19/6/1973

Những Chuyện Bên Lề Hội Nghị Fontainebleau 1946

Thường qua các bài viết người ta chỉ biết Hồ Chí Minh(HCM) thất bại nặng nề tại hội nghị Fontainebleau bên Pháp xảy ra từ 7-9/1946, khi phe bảo thủ lấy lại quốc hội từ phe thiên tả. Những chi tiết 4 tháng HCM ở Pháp không được Đảng Cộng Sản Việt Nam trình bày rõ rệt để thấy ra con người và việc làm thật của ông Hồ. Những chính khách, đồng chí, báo giới nhìn và nhận xét HCM như thế nào? Bài viết này xin đưa ra một số tài liệu cụ thể nhằm soi rọi thêm lịch sử trung thực mà đã nhiều năm bị Đảng xuyên tạc cũng như tạo dựng về con người HCM. Continue reading

Hiện Tượng Tháng 5

Tháng 5 năm nay thay vì Đảng ra công một lần nữa đánh bóng lãnh tụ Hồ Chí Minh(HCM) nhân ngày sinh nhật thì phải vất vả cho công an (một số bài tường trình từ cuộc biểu tình viết là “côn an”) ra nhiều nẻo đường các tỉnh từ Nam tới Bắc để ngồi canh, nghe ngóng, đánh đập, đàn áp… Continue reading

Sáng Mắt Sau 30 tháng 4, 1975

Không những thành phần trong khối Việt Cộng miền Nam, tay sai của cộng sản Bắc Việt, sáng mắt sau ngày 30/4/1975, mà hầu hết những ai đã nghe theo tuyên truyền, làm theo chỉ thị từ miền Bắc cũng đã thấy ra hết những sự thật. Vì quyền lợi tiền bạc, chức vị mà những kẻ đương quyền bề ngoài phải bảo vệ cho nhau. Người ta một lần nữa sau 39 năm miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm lại phải bị nhồi nhét những điều không thật. Continue reading

Pháp Tái Chiếm Đông Dương

Ông ta (Hồ Chí Minh) quả quyết với họ (người Pháp) “và cả thế giới” rằng Việt Nam từ bắc tới nam sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nếu nó có nghĩa cuộc sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và rằng chính sách của chính phủ ông ta là một loại “tiêu thổ tới cùng.” Câu nói này từ người mà ông ta là sư tổ của loại ngoại giao lưu manh gian hùng. Tôi biết, đó không là một đe dọa vu vơ, và tôi vẫn nhớ mãi nó tới bây giờ một cách sinh động. Những dòng ghi trên được dịch ra từ cuốn “Why Vietnam”, tác giả Archimedes Patti (page 4), nguyên chỉ huy trưởng tình báo OSS của Hoa Kỳ về buổi đối thoại với Hồ Chí Minh (HCM) tại Hà Nội vào đầu tháng 8, 1945. Như vậy HCM đã đoán biết Pháp quay đầu trở lại tái chiếm Đông Dương, ngay lúc này Hồ đã chuẩn bị chiến tranh.

 

Continue reading

Thủ Đoạn Sửa Nội Dung Hình Ảnh hay Sai Sót?

Từ những hình ảnh và phim chụp trong ngày 2/9/1945 được tạo dựng sửa đổi với mục đích tuyên truyền, còn nhiều hình ảnh khác cũng đã bị thay đổi nội dung, nhất là trong những hiện tượng xảy ra có tầm quan trọng trên vấn đề nói lên tội bán nước hại dân của Hồ Chí Minh(HCM). Phần trình bày sau đây với minh chứng, so sánh, và nhận xét.

Continue reading

Đảng Cộng Sản Việt Nam Có Suy Thoái và Biến Chất Không?

Ngày 4/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Trước đó ông cũng đã đánh tiếng thành lập “Đảng Dân Chủ Xã Hội” và các giới trong và ngoài nước bàn tán một thời gian.Ý tưởng đa nguyên đa đảng của ông Đằng được đánh giá có tầm mức thúc đẩy tiến trình dân chủ. Với lý do ông ghi rất đơn giản khi rời bỏ hàng ngũ Đảng, bài viết này xin khai thác điều ông cho rằng Đảng ngày nay khác Đảng trước kia mà một thời gian dài hơn 40 năm ông đã sát cánh. Continue reading

Hồ Chí Minh qua Những Nhà Báo, Sử Gia, Chính Trị Gia Thế Giới

Có thể nói chính sách tuyên truyền của cộng sản của các nước nói chung về mặt truyền thông, sách báo, văn nghệ, điện ảnh là hàng đầu. Mặc dù cộng sản Đông Âu và Liên Sô đã tan rã từ nhiều năm nay,nhưng tại Việt Nam thì biểu tượng Hồ Chí Minh (HCM) và hình ảnh búa liềm vẫn còn đó. Continue reading

Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh

Nhiều sử liệu cho thấy Hồ Chí Minh (HCM) là một khuôn mẫu điển hình nhất theo những gì quốc tế cộng sản đề ra. HCM được cộng sản phương Tây cho các tên như “organic, pragmatic communist,” một người cộng sản rất thực dụng, hành động theo giáo điều;  “ the saint of communism,” một “thánh” của chủ nghĩa cộng sản bởi vì Hồ rất tin tưởng vào những lời vàng ngọc được ghi ra; ngay cả ông thầy vĩ đại của HCM là Stalin cũng phải gọi Hồ là “a communist troglodyte,” một người cộng sản ngu dốt như thời người rừng ở hang động. Tuy vậy, tại Việt nam ông “thánh cộng sản” này được không ít người tôn thờ, thậm chí còn triệt để noi gương. Người đầu tiên đáng ghi nhận phải là Võ Nguyên Giáp(VNG) Continue reading

Võ Nguyên Giáp Tội Đồ Dân Tộc sau Hồ Chí Minh

Vào giai đoạn Hồ Chí Minh (HCM) thành lập “Chính Phủ Liên Hiệp” trong đó có những người thuộc thành phần phe quốc gia. Một thời gian sau, khi khám phá ra HCM chính là tên cộng sản sừng sỏ với bí danh Nguyễn Ái Quốc đang theo chỉ thị đàn anh bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương thì những người quốc gia lật đật rời bỏ không hợp tác với HCM. Riêng một số người thì nhất quyết đi theo đường lối Hồ vạch ra, điển hình nhất là Võ Nguyên Giáp (VNG), Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn… Continue reading

Những sự thật cần phải biết: – Việt Nam Cộng Hòa – Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun Người”

 

(HÀM HUYẾT PHÚN NHƠN TIÊN Ô TỰ KHẨU !)

 

Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi, chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn với những lời tuyên truyền của cộng sản. Continue reading

Hồ Chí Minh Bán Nước Lần Thứ Nhất

hcm-leclerc-sainteny-copyNgày 14/9/1958 Phạm Văn Đồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai bằng lòng chấp nhận 12 hải lý trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Trung Cộng. Trước đó 12 năm, 14/9/1946, cũng là ngày nói lên một tội trời không dung đất không tha của Hồ Chí Minh. Nếu cho rằng Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước cho cộng sản đàn anh (Đồng thừa lệnh Hồ Chí Minh) thì lúc Hồ Chí Minh (HCM) ký Tạm Ước 14/9/1946, và trước đó là Hiệp Ước Sơ Bộ, 6/3/1946,  với phe Pháp đồng bọn phải coi là giai đoạn HCM bán nước lần đầu tiên. Continue reading

Tại Sao HCM dùng Tuyên Ngôn Độc Lập của HK trong ngày 2/9/45?

Nhiều người đã từng bàn tán về việc lý do gì ông Hồ Chí Minh đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” trong ngày 2/9/1945 tại Ba Đình, Hà Nội, lại mượn nguyên văn trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ? Mở đầu Hồ Chí Minh đọc: “Hỡi đồng bào cả nướcTất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Câu tiếng Anh là : “All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain inalienable rights; among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.” Continue reading

Hồ Chí Minh Bán Nước Mấy Lần?

Lần Thứ Nhất

Hồ Chí Minh (HCM) đã từng bị người dân miền Bắc gọi là “Hồ Chí Minh Bán Nước.” Đó là giai đoạn vào những tháng đầu của 1946,  lúc này bên Pháp quốc hội vào tay Đảng Cộng Sản và Đảng Xã Hội, dẫn đầu bởi Thủ Tướng Felix Gouin và Maurice Thorez kiêm Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Pháp. Hai bên, HCM và Pháp, đã cấu kết nhau để Pháp trở về Việt Nam để cai trị, không phải thực dân mà là cai trị độc tài theo chủ thuyết cộng sản.

Ngày 13/2/1946, tướng Leclerc của Pháp đánh giây cáp về nước Pháp rằng đã thương lượng với Việt Minh, nhấn mạnh với phe HCM là chuẩn bị tránh dùng chữ “độc lập.” Ngày 16/2/1946, HCM đề ra những ý muốn của phe Việt Minh cho Pháp mẹ biết, đó là muốn trở nên thành viên của nước Pháp (French Union). Hồ không hề đề cập tới khối Pháp đang cai trị ở Đông Dương ( French Federation) mà đô đốc Thierry d’Argenlieu đang nắm quyền. HCM bỏ qua không nhắc tới hai chữ “độc lập” cho Việt Nam.

 D’Argenlieu biết ý đồ của phe cộng sản nên muốn Nam Kỳ tự trị (autonomous state) để không bị nhuộm đỏ. Ngày 28/2/1946, HCM viết thư  cho Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman yêu cầu can thiệp để d’Argenlieu không tách Nam Kỳ; trong thư còn đề cập Pháp toan tính cướp chính phủ Hà Nội, nhưng điều này không hợp lý vì chính HCM đã tự ý muốn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thành viên của Pháp mẹ, nên việc Pháp mẹ cướp chính phủ Hà Nội không thể xảy ra. Bản sao lá thư này được Chủ Tịch Trương Tấn Sang trao cho Tổng Thống Barack Obama nhân chuyến sang Hoa Kỳ vào 25/7/2013.

HCM đón tiếp Pháp (chính phủ Felix Gouin/Maurice Thorez) về Hà Nội 3/1946. Nguồn: “Biography of Ho Chi Minh” hosted by Walter Cronkite, 1966

HCM và đại diện nước Pháp Jean Sainteny  đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 (March 6 Accord). Phe quốc gia có Vũ Hồng Khanh ký, nhưng sau đó ông Khanh biết mình bị lầm kế HCM nên đã tẩu thoát. Hiệp Ước Sơ Bộ có những điều khoản cần ghi nhận là Pháp mẹ công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có tự  do (free state,  not independent), thống nhất 3 kỳ, có quân đội ( dưới quyền tối cao của quân đội Pháp.) Lúc này 15 ngàn quân Pháp  tới Hải Phòng và tiến ra Bắc. HCM đã mượn bàn tay Pháp để tàn sát những đảng phái quốc gia…

hcm-leclerc-sainteny-copy

Tướng Pháp  Leclerc, Hồ Chí Minh, Đại Sứ Pháp  Sainteny, 15/3/1946Nguồn: “Ho Chi Minh, A Biography” by Pierre Brocheux

Hai phái đoàn của Phạm Văn Đồng và HCM qua Pháp dự  Hội Nghị Fontainebleau xảy ra từ 6/7/1946 đến 10/9/1946 để mong chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ nhưng thất bại hoàn toàn vì Đảng Cộng Sản Pháp và Xã Hội đã mất ghế trong quốc hội. Phe cánh Cộng Hòa (Popular Republic Movement) đắc cử.

HCM đổi chiến thuật là yêu cầu phe Cộng Hòa “công  nhận”, nhưng Thủ Tướng Bidault cứng rắn đối với phe thiên tả, ngay cả không cho HCM đứng cùng hàng ghế danh dự vào ngày Lễ Độc Lập Pháp, 14/7/1946. Căng thẳng xảy ra và chiến tranh không thể tránh khỏi. Trước khi về nước, 14/9/1946, vào rất khuya khoảng 1 giờ sáng, HCM ghé nhà ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Địa, thuộc phe thiên tả, để ép ông ấy ký “Tạm Ước Fontainebleau” (Modus Vivendi), nhưng trên thực tế không có giá trị pháp lý gì cả.

Ngày 19/12/1946 cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh xảy ra. Lúc này HCM kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp  “ thực dân xâm lược.” Rất nhiều người nghe theo vì thiếu thông tin.

 Lần Thứ Hai

Vào 25/1/1954 đến 18/2/1954 có 4 nước (big 4) gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Sô họp tại Berlin (Đức) để bàn về nhiều vấn đề trong đó có Triều Tiên và Đông Dương. Riêng về chiến tranh Đông Dương, Pháp đưa ra đề nghị ngưng chiến quân sự với Việt Minh. Chỉ là đề  nghị và họ mong sẽ còn những điều đình xảy ra trong tương lai. Được tin này, phe cánh cộng sản kết hợp làm một làn sóng ồ ạt trong những chiến trận chống Pháp để có thế thượng phong, và đem kết quả chiến thắng vào buổi họp tại Geneva.

Tại Geneva vào tháng 5, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Dulles, rời phòng họp trong lúc sắp bàn về Chiến Tranh Đông Dương. Ra ngoài khi báo chí vây quanh, với thái độ tức giận, Dulles trả lời là phe cộng sản không có thiện chí và lợi dụng tình thế. Kết quả là cộng sản đàn anh Nga Tàu đã lãnh đạo việc chia cắt lãnh thổ Việt Nam, phe HCM chỉ là kẻ thừa hành. Đúng ra Hiệp Định Geneva chấm dứt vào tháng 5, nhưng vì hiện tượng Việt Minh thắng trận Điện Biên Phủ nên kéo dài đến tháng 7. Hiệp Định Geneva ký vào 20/7/1954 giữa Pháp và Việt Minh chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Sau đó HCM và Chu Ân Lai tổ chức tiệc ăn mừng. Hơn triệu dân miền Bắc di cư vào Nam với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Hồ chí Minh và Chu Ân Lai

 

di-cu-1954

 

 

Lần Thứ Ba

Cộng sản miền Bắc vi phạm Hiệp Định Geneva. Sau Hiệp Định Geneva, hằng ngàn cán bộ cộng sản từ miền Bắc theo làn sóng di cư  vào Nam hoạt động. Họ đã dàn dựng những cơ sở mọi nơi trong Nam gây rối loạn, đặt mìn, khủng bố người dân…Họ chờ có cuộc chiến tranh thật sự, đồng thời xua quân và chuyển quân nhu quân cụ  từ Bắc vào Nam dọc dải Trường Sơn.

 cong-ham-pham-van-dong

Ngày 4/9/1958, Trung Cộng tuyên bố 12 hải lý bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Ngày 14/9/1958, Phạm Văn Đồng ký Công Hàm, nhân danh thủ tướng nhà cầm quyền miền Bắc, gởi Chu Ân Lai của Trung Cộng. Trên pháp lý, 2 hòn đảo trên là thuộc chủ quyền của Miền Nam Việt Nam. Việc làm phi pháp này của cộng sản mang ý nghĩa gì? Một lần, người cộng sản phản tỉnh Bùi Tín đã phát biểu rằng miền Bắc giao trước 2 đảo cho Trung Cộng vì dù sao (có thắng hay thua nếu có cuộc chiến xảy ra) cũng là cùng phe cộng sản, còn Việt Nam Cộng Hòa là thù địch.

 Lần Thứ Tư
HCM chết ngày 2/9/1969. Đàn em tiếp tục hành động bán nước. Hiệp định Paris đa phần cũng là do âm mưu của cộng sản hai miền Nam Bắc và bọn phản chiến Hoa Kỳ. Phần đất ai nấy ở,  nhưng một lần nữa miền Bắc vi phạm tiếp tục xua quân vào Nam. Sau Hiệp Định Paris, 27/1/1973, với nhiều biến đổi tại miền Nam khi không còn đồng minh Hoa Kỳ tiếp viện,  ngày 19/1/1974, Trung Cộng tấn công Hoàng Sa với một lực lượng hải quân hùng hậu. Hải quân VNCH ra sức đánh trả và đã hy sinh 74 quân nhân. Lúc này nhà nước miền Bắc vui mừng hớn hở. 43 năm qua, hiện nhân dân Việt Nam từ Bắc xuống Nam  vẫn còn ghi ơn những vị anh hùng vị quốc vong thân và đã thể hiện xuống đường cùng biểu ngữ, mặc cho công an hành sách.

tuong-niem-hoang-sa-19-01-2017-vung-tau-danlambao1

 Lần Thứ Năm

Sau khi Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam, cộng sản từ Bắc dồn lực lượng tấn công miền Nam. Cưỡng chiếm xong vào 30/4/1975. Trong một cuộc họp nội bộ, 1976, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh  cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam.” Với men chiến thắng, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” đã không còn dùng nữa.

 00000000000000000000000000-vuot-bienNhững làn sóng vượt biên với thảm cảnh khủng khiếp làm hằng trăm ngàn người chết trên biển đông và đường bộ để tìm đường tự do.

 

Lần Thứ Sáu

Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Đảng, vào 12/12/1999 ký với Trung Cộng Thỏa Ước về Biên Giới cắt một phần lãnh thổ của nước Việt cho đàn anh. Có ít nhất 700  cây số bị mất và những di tích lịch sử trong phần đất Ải Nam Quan. Thác Bản Giốc và Suối Phi Khanh nay thuộc về Thác Đức Thiên của Tàu. Một số trí thức phản đối, trong đó có bài viết của luật sư Lê Chí Quang “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều,” 2001, và hậu quả của hành động yêu nước đã đưa Quang ngồi tù hơn 2 năm.

Đến thời tổng bí thư  Nông Đức Mạnh thì vùng biển Việt Nam bị mất dần vào tay Trung Cộng. Trung cộng đã lập những căn cứ trên các đảo Hoàng Trường Sa; những anh bộ đội Việt Nam đóng trên đó chỉ là thế bù nhìn. Nhiều lần xảy ra những vụ ngư dân bị lính Trung Cộng bắn giết không nương tay, và nhà nước cộng sản Việt Nam làm ngơ không giải quyết. Trung Cộng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, mang nhiều người Tàu qua làm công nhân, lập làng mạc, đường xá ghi bằng chữ Tàu… Tiếp tục những làn sóng người Tàu vào Việt Nam nhiều hơn cho đến nay. Sản phẩm độc hại của Tàu tràn ngập các cửa hàng tại Việt Nam.

Bán Nước Qua Hiệp Ước Thành Đô 1990

 

 

unnamed (2)

Chắc chắn còn nhiều hành động bán nước nữa của tập đoàn Đảng Cộng Sản Việt Nam. Wikileaks đã tung ra tài liệu về Hội Nghị Thành Đô 1990, qua đó Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam đã ký cam kết đến năm 2020 coi như nước Viêt hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng, hay là một tỉnh nhỏ của Trung Cộng. Không xa, hai chữ “Việt Nam” trên bản đồ thế giới sẽ thu nhỏ lại như Tibet. Dù trong văn bản không chính thức ghi Việt Nam là một tỉnh nhỏ của Trung Cộng, nhưng họ không dại gì ghi thế. Trung Cộng chiếm Việt Nam bằng đồng hóa  về mọi lãnh vực: di dân, khống chế về chính trị, kinh tế, và văn hóa. Mới đây 11/2017 Tập Cẩm Bình chính thức ra mắt “Trung Tâm Văn Hóa tại Hà Nội” với sự hớn hở cách băng khánh thành của chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Hằng chục khu đất và biển trên lãnh thổ Việt Nam từ bắc xuống nam Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cho Tàu cộng “mướn” từ 50 đến 70 năm, nhưng thực ra đó là việc thỏa thuận bán nước cho đàn anh. Chưa nói đến trên 40 khu “nghĩa trang” “đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung Quốc” được xây dựng trên những khu đất như  để diệt mất hồn thiêng sông núi của dân tộc Việt.

Nhiều nghĩa trang gọi là “hoành tráng” CSVN xây lên để “đời đời nhớ ơn liệt sĩ người Trung quốc.”

Dần dà người dân đã thấy ra dã tâm của đám chóp bu Đảng nên có những cuộc xuống đường.

Đến nay hai chữ “bán nước” được người dân hô la nhiều hơn trên đường phố trong những cuộc xuống đường biểu tình. Hành động bán nước của Đảng mỗi ngày một thêm lên, càng lúc càng lộ liễu.

Bán Nước Qua Ba Đặc Khu

Vân-Đồn-Bắc-Vân-Phong-Phú-Quốc-Ba-Yếu-Điểm-Đem-Dâng-Cho-Giặc

Tháng 6, 2018. Ba đặc khu Vân Đồn (Bắc) Bắc Vân Phong (Trung) và Phú Quốc (Nam) sẽ được quốc hội bù nhìn “bấm nút” thông qua cho Tàu cộng mướn 99 năm. Bù nhìn bởi vì chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội, đã tuyên bố là việc này đã được bộ chính trị thông qua. Đến tháng 8/2018 thì Đảng tuyên bố quốc hội sẽ dời lại ngày quyết định vào đầu 2019. Thật ra có nhiều nhận xét cho rằng đó chỉ là kế ru ngủ, xoa dịu lòng dân, trên thực tế thì 3 khu vực trên vẫn đang được xây dựng đúng theo kế hoạch. Sau cuộc biểu tình quy mô tại Saigon và các nơi, ngày  10/6/2018, để chống vụ 3 đặc khu thì tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có tuyên bố rằng vấn đề 3 đặc khu đã đề ra từ thập  niên 1990 chứ không phải mới đây.

Lần bán nước này khá quy mô. Người ta chờ xem thái độ của toàn dân. Có chấp nhận cho Đảng tự do bán nước?

Bút Sử

 Sources: Vietnamgear.com; Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean
Lacouture, 1967; vnafmann.com; Wikipedia; Ho Chi Minh, A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Wikileaks, photo internet.

 

 

Ho Chi Minh’s Letter marked February 28, 1946, to President Truman

On July 25, 2013, President of communist Vietnam, Truong Tan Sang, met Obama at the White House, as an urgent visit after seeing China leaders for 3 days in Beijing ending June 21. The news reported the visit aimed to reinforce political trust, friendship, and cooperation between the two Parties and States. Continue reading

Lá Thư Ngày 28/2/1946 của Hồ Chí Minh Gửi TT Truman

Nhân chuyến đến Hoa Kỳ của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang vào ngày 25/7/2013 vừa qua, ông có trao bản copy lá thư của Hồ Chí Minh (HCM) viết vào 28/2/1946, chúng ta thử tìm hiểu động tác này mang ý nghĩa gì. Lá thư đó nội dung nói lên điều gì?

Sau khi gặp lãnh tụ đàn anh tại Trung Cộng trong 3 ngày kể từ 19/6/2013, không lậu Trương Tấn Sang có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào 25/7/2013. Dư luận cho rằng đây là chuyện không mấy bình thường vì thời gian chuẩn bị quá ngắn ngủi. Có thể ông Sang yêu cầu Hoa Kỳ cho gặp và theo thể thức thì Tổng Thống Obama cũng phải viết thư mời.

Hình thức đón tiếp một ông chủ tịch cũng có thể xem như là một tổng thống của một quốc gia tại Hoa Kỳ lần này xem ra rất là nhạt nhẻo.

Bài viết này xin trình bày nội dung lá thư cùng giai đoạn lịch sử và những nhận xét tại sao Trương Tấn Sang lại dùng lá thư này làm “quà tặng” cho tổng thống Hoa Kỳ.

thu hcm viet cho tt hoa ky 3

Thư trện được dịch như sau:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Hà Nội
Gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, Washington DC

Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin trân trọng thông báo cho ông biết rằng trong quá trình các cuộc hội thoại giữa Chính Phủ Việt Nam và đại diện Pháp, Pháp đòi hỏi sự ly khai của Nam Kỳ và sự trở lại của quân đội Pháp tại Hà Nội, trong khi đó dân và quân đội Pháp đang hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự. Vì vậy, bản thân tôi đưa ra lời yêu cầu tha thiết tôn trọng nhất tới ông và những người dân Mỹ để can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ độc lập cho chúng tôi và giúp làm cho các cuộc đàm phán phù hợp với các nguyên tắc của Điều lệ Đại Tây Dương và San Francisco.

Hồ Chí Minh (ký tên)

Trước hết, xin phân tách tại sao có việc HCM hội thoại với những đại diện nước Pháp. Hồ viết rằng đã nói chuyện với những nhân vật đại diện nước Pháp và người này (the latter) đòi Nam Kỳ được ly khai. Tại sao có sự kiện này?

Lá thư này viết vào 28/2/1946 khi bên Pháp phe cộng sản và xã hội đang nắm quyền quốc hội trong chính phủ lâm thời. Thủ Tướng là Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội, Phó Thủ Tướng là Maurice Thorez kiêm chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp. Trong giai đoạn này HCM và Pháp đã có những thỏa thuận, nghĩa là hai bên đã có thỏa ước để Pháp trở về Việt Nam hợp tác cai trị nước Việt Nam. Cũng chính vì vậy nên Thống Đốc Đông Dương Thierry d’ Argenlieu đòi Nam Kỳ tự trị bởi d’Argenlieu không thuộc phe cách thiên tả và rất chống cộng sản.

Cũng vì lý do trên nên HCM viết thư cho Tổng Thống Truman phân trần về chuyện Nam Kỳ đòi tự trị không lệ thuộc quyền hạn của quốc hội Pháp. Còn việc quân đội Pháp trở về Hà Nội đó là sự thỏa thuận giữa HCM và Pháp đương quyền, không liên quan gì tới Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ông Hồ viết “dân và quân đội Pháp đang hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự” là một chuyện không thể xảy ra, bởi vì quân đội Pháp bấy giờ và Hà Nội là cùng một phe.

Tại sao HCM lại viết những lời không thật như trên tới một vị tổng thống Hoa Kỳ? Chẳng lẽ tình báo Hoa Kỳ không biết chuyện gì xảy ra giữa 3 bên: nước Pháp đang do thiên tả nắm, Pháp d’Argenlieu tại Đông Dương , và HCM tại Hà Nội?

Trong khi viết lá thư này HCM ở trong một tâm trạng khá bối rối, bởi mang người Pháp và quân đội Pháp trở về Việt Nam chắc chắn làm chấn động dư luận quần chúng. Có thể nói Hồ mang Pháp về lần này đã gây phẩn nộ lòng dân và các đảng phái quốc gia từ Bắc chí Nam, ngay cả những đồng chí trong phe cánh Việt Minh. Nhưng có bao nhiêu người biết tình hình chính trị xảy ra tại nước Pháp lúc đó cùng những mâu thuẫn với D’ Argenlieu. Hồ không muốn Nam Kỳ được tự trị, người làm cản trở chính là d’Argenlieu và Hồ có lý do để chống việc này. Lý do đó là gì, xin trình bày ở phần sau đây.

hcm ruoc phap thang 3 1946 008

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đón rước Pháp về Hà Nội 3/1946.
(Nguồn: Bút Sử, chụp từ “Biography of Pres Ho Chi Minh” hosted by Walter Cronkite.)

Ngày quan trọng đã đến. Chỉ 8 ngày sau khi HCM viết thư đến Tổng Thống Truman. 6/3/1946 HCM và đại diện nước Pháp Sainteny ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngay khi 15 ngàn quân Pháp tới Hải Phòng và sau đó tiến ra Bắc. Phe quốc gia có Vũ Hồng Khanh ký, nhưng sau đó ông Khanh biết mình bị lầm nên đã bỏ trốn. Xung đột bắn giết đã xảy ra giữa các đảng phái quốc gia và quân đội Pháp. HCM bị người dân Hà Nội gọi là “Hồ Chí Minh bán nước.” Pháp đã xé Hòa Ước 1884 với Vua Bảo Đại vào 11/3/1945 sau khi bị Nhật đảochánh, nghĩa là Pháp đã không còn là thực dân và nhà vua đã tuyên bố Việt Nam Độc Lập ngay sau đó. Thế mà một năm sau, HCM lại ký hiệp ước mang Pháp về cai trị là gì? Đó là tâm trạng chung của người dân khi nhìn người Pháp trở về trên đất Bắc lại được HCM đón rước long trọng. Hiệp ước này chắc chắn được soạn thảo ít nhất 1 tuần trước khi mang ra ký kết. Rất có thể ngày 28/2/1946 khi HCM viết thư gửi tổng thống Truman là lúc hiệp ước này đang được soạn thảo, hoặc đã xong.

hcm leclerc sainteny - CopyLeclerc, HCM, Jean Sainteny chúc mừng nhau sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. (Nguồn: Bút Sử chụp từ ” Ho Chi Minh, a Biography” by Pierre Brocheux)

Hiệp ước gồm những điều khoản gì? Nhắc lại là Pháp bấy giờ đang dưới quyền của thủ tướng thiên tả Felix Gouin và phó thủ tướng đương kim chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp Maurice Thorez.. Xin sơ qua vài điểm chánh trong hiệp ước.

-Công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tự do (free), và thống nhất 3 kỳ tức Bắc Trung Nam thành một. Việt Nam nằm trong liên hiệp Pháp. Không hề có 2 chữ “độc lập” (independence).

_Quân đội Pháp thay thế quân Tưởng đang đóng ở miền Bắc lo việc giải giới tàn quân Nhật (thực tế thì chính phủ Pháp đại diện là d’Argenlieu qua Trùng Khánh từ tháng 10/1945. Cuộc điều đình đưa đến “Hiệp Ước Pháp-Hoa” ký ngày 28/2/1946. Theo đó, Pháp trả lại tô giới, quân Tưởng rút khỏi miền Bắc từ 1/3/1946 đến 15/3/1946, chậm lắm là 31/3/1946.)

_Trong phần phụ chương là quân sự. 10 ngàn quân Việt Minh được lãnh đạo bởi cấp chỉ huy Việt Minh. 15 ngàn quân Pháp được đóng ở miền Bắc nước Việt trong 5 năm và sau đó họp hội bàn tiếp. Hai bên quân đội Việt Minh và Pháp gom lại thành một dưới quyền điều khiển tối cao của Pháp, và Việt Minh chỉ đóng vai trò phụ tá. Ngày 7/3/1946 một buổi lễ xảy ra tại Hà Nội để Pháp tuyên bố công nhận chính phủ của HCM và hàm ý những điều khoản ghi trong hiệp ước.

Như vậy hiệp ước đã cho mọi người thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 bên. Sự kiện này ông d’ Argenlieu đã kịch liệt chống đối và phản ứng qua nhiều tình huống. Một trong những động tác ông làm là muốn tách rời Nam Kỳ ra khỏi sự ràng buộc của nước Pháp mẹ đang do các đảng phái phe tả nắm quyền. Những cuộc họp liên tiếp đã xảy ra.

hcm d argenlieu 3 1946 16_31-1-1

Hồ Chí Minh và d’Argenlieu trong tàu tại Vịnh Hạ Long. (Nguồn: Bút Sử  chụp từ “Hồ Chí Minh Chân Dung Một Con Người”)

Ngày 24/3/1946, d’Argenlieu có buổi họp với HCM tại Vịnh Hạ Long trên tàu chiến Emile Bertin. Hồ đang trong tư thế chuẩn bị qua Pháp để vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ này. D’Argenlieu bày tỏ quan điểm rằng muốn thống nhất 3 kỳ phải qua sự quyết định của người dân 3 miền bằng cuộc trưng cầu dân ý có nước ngoài kiểm soát.

Sau đó, bắt đầu 18/ 4/1946, những buổi họp diễn ra tại Đà Lạt do d’Argenlieu mời có sự hiện diện của Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam, Phạm Ngọc Thạch…. Ra khỏi buổi họp ông Giáp nhận ra rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi”.

18/5/1946 d’Argenlieu ra Hà Nội cũng với mục đích gặp HCM để nói về Hiệp Ước Sơ Bộ, đồng thời nói về hội nghị tại Fontainebleau sắp xảy ra bên Pháp, và trong hội nghị này cũng bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ. Ngày sau, 19/5/1946, khi trên đường đến gặp Hồ, d’Argenlieu ghi nhận nhiều người dân ra đường đón mừng ông, sau này mới biết Hồ ra lệnh cho Vũ Đình Huỳnh tổ chức “sinh nhật Hồ Chí Minh” ngay vào ngày đón tiếp d’Argenlieu. Lần này, d’Argenlieu đưa ra những vụ như Việt Minh giết Trần Văn Thạch vào ngày 3/5, và những vụ xáo trộn khác do Việt Minh gây ra. Hồ trả lời Việt Minh không có trách nhiệm trong những vụ giết người đó. Cũng ngay lúc này, d’Argenlieu báo hiệu cho Hồ biết rằng Miền Nam sẽ tự trị tách ra khỏi ảnh hưởng của quyền lực bên Pháp. Từ đó về sau Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố luôn 19/5 là ngày sinh nhật của Hồ.

IMG_1916

Phái đoàn HCM dạo biển khi chờ chính phủ Pháp đang bận rộn bầu cử quốc hội. (Nguồn: Bút Sử chụp từ “Ho Chi Minh” by William Duiker.)

ho chi minh and

HCM qua Pháp 6/1946 được các nhân vật thiên tả đón rước. (Nguồn: Getty Images)

Phái đoàn sang dự Hội Nghị Fontainebleau chính thức do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Phe HCM đi riêng.

HCM đến Pháp vào ngay đầu tháng khi quốc hội đang có cuộc bầu cử diễn ra 2/6/1946. Hồ được Sainteny đại diện nước Pháp ra hộ tống và ở Biarritz để chờ đợi. Kết quả cuộc bầu cử là phe Đảng Cộng Sản và Xã Hội đã mất ghế quốc hội. Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (Movement Republican Populaire (MRP)) dẫn đầu bởi Georges Bidault thắng cử . Hội nghị tại Fontainebleau diễn ra từ 6/7/1946 đến 10/9/1946. Những nỗ lực của HCM vận động để được thủ tướng Bidault “công nhận” đã thất bại hoàn toàn, mà ngược lại Hồ còn phải nhận những lời không tốt đẹp từ đối thủ để chuẩn bị chiến tranh. Cuộc chiến thật sự bắt đầu vào ngày 19/12/1946 do Pháp cầm đầu cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với mục đích duy nhất là dẹp làn sóng đỏ đang bành trướng ở Đông Dương. HCM lúc này đổi chiến thuật, kêu gọi toàn dân kháng chiến “chống Pháp thực dân xâm lược”, còn có những người gọi là “chống Pháp thực dân” khi trên thực tế giai đoạn này Pháp đã và đang trả thuộc địa cho tất cả các nước.

bieu tuong cua Phap chong cs

Truyền đơn của Pháp khi đánh với Việt Minh. (Nguồn: Bút Sử chụp từ http://www.psywarrior.com)

Trở lại việc lá thư của HCM viết vào 28/2/1946. Có những điểm cần ghi nhận:

-Đả kích việc d’Argenlieu đòi quyền Nam Kỳ tự trị, và nếu Hoa Kỳ nhúng tay can thiệp (negotiations) làm thay đổi ý định của d’Argenlieu thì HCM có cơ hội “thống nhất ba kỳ” tức nhuộm đỏ cả nước Việt Nam;

-Cố tình gây khó hiểu và mâu thuẫn khi lên án Pháp tại Hà Nội sắp cướp nhà cầm quyền Hà Nội khi mà 2 phe Pháp và Viêt Minh là một như đã phân tách về Hiệp Ước Sơ Bộ ở phần trên;

-Có ý muốn người Mỹ thấy rằng Việt Minh lãnh đạo bởi HCM là những người chống Pháp, muốn Việt Nam được độc lập tách ra khỏi ảnh hưởng của Pháp và Pháp là bọn thực dân tồi bại.

Hành động trao lá thư của HCM cho Tổng Thống Obama của Trương Tấn Sang đã làm dư luận nghĩ gì? Chung chung có thể cho rằng cộng sản Việt Nam đang muốn làm thân với Hoa Kỳ. HCM ngày xưa dã có thái độ này thì ngày nay đàn em làm tương tự cũng không gì là lạ, tuy trên thực tế thì hai sự việc mang hai nội dung hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn chỉ với mục đích có thêm dollars, còn về mặt Nhân Quyền thì ông Sang không hề nhắc tới. Buổi họp với John Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, tại phòng ăn trưa của Bộ Ngoại Giao gồm đa phần các nhân vật đại diện về thương mại.

Có quan niệm cho rằng ông Sang đến Hoa Kỳ gấp rút lần này ngoài việc cầu cạnh người Mỹ là vì bị Trung Cộng áp lực quá nặng nên cần xả xú bắp hay xoa dịu quần chúng. Nhưng hãy thử đoán tập đoàn cộng sản Việt nam nghiêng hẳn về ai khi nhìn hiện tượng càng ngày cộng sản càng thẳng tay với các thanh niên yêu nước, các chiến sĩ tự do khi họ bày tỏ lập trường chống Tàu cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải.

HCM đã gửi tất cả 8 lá thư cho Tổng Thống Truman trong 2 năm 1945-1946, nhưng tất cả không được hồi đáp. Như vậy có hãnh diện gì mà Trương Tấn Sang ngày nay đem thư đó ra để làm quà kỷ niệm. Một hành động mang tính thiếu chửng chạc và khôi hài, và càng làm người ta khinh bỉ hơn nếu thấy ra hết những sự thật đằng sau của lá thư. Khi đọc qua lá thư ngắn gọn ấy nếu không tìm hiểu và trình bày cặn kẻ những sự kiện xảy ra chắc chắn nhiều người lầm tưởng cũng như lọt vào kế sách của người có lối ngoại giao mà ông chỉ huy cơ quan tình báo OSS, Archimedes Patti, cho rằng sư tổ của lối ngoại giao gian hùng (master of understated diplomacy).

Bút Sử
July 30, 2013

Sources: The Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and Military History, Spencer Tucker, 2011; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Why Vietnam?, Archimedes Patti, 1980; Britain in Vietnam, Prelude to disaster, 1945-1946, Peter Neville, 2007; An Encyclopedia of World History, 1948; Ho Chi Minh, William J. Duiker, 2000; Sử Địa 12 ab, Ban Giáo Sư Sử Địa, Nhà Xuất Bản Trường Thi, Saigon, 1974; Psywarrior.com; Video Sự Thật Về Hồ Chí Minh; Video Hồ Chí Minh Chân Dung Một Con người; Getty Images.

UNESCO và vụ vinh danh HCM


UNESCO (United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization,) trụ sở chính tại Paris, Pháp, là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc lo về lãnh vực liên hệ tới học vấn, khoa học, và văn hoá. Năm 1987, Cộng Sản Việt Nam , đại diện là cán bộ Võ Đông Giang đệ đơn lên UNESCO xin đề nghị tên tuổi Hồ Chí Minh vào danh sách “Các Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới,” và xin được làm lễ vinh danh vào ngày sinh nhật 100 tuổi của Hồ Chí Minh, 19/5/1990. UNESCO nhận đơn và định đưa ra một tài khoản cho Hà Nội để tổ chức buổi lễ công bố Hồ Chí Minh vào danh sách nếu xem ra ông Hồ xứng đáng. Nên ghi nhận là trong danh sách 6 người của thế giới thì Hồ Chí Minh là người duy nhất được cộng sản yêu cầu, không phải được mời, nằm trong danh sách. Trong khi bàn luận đi đến quyết định thì UNESCO bị phản ứng mạnh mẽ, nhất là khối người Việt tỵ nạn cộng sản tại Pháp và các nơi trên thế giới bắt đầu từ 1988. Continue reading

Một Chuỗi Dài Làm Tay Sai kể từ 19.8.1945

 Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, tình hình chính trị tại Việt Nam thay đổi không ngờ – sự  xuất hiện của Nhật Bản. Nhật đã đến Đông Dương, sau đó đảo chánh lật đổ Pháp rồi ra đi một cách nhanh chóng, để lại một khoảng trống chính trị bất ngờ, tạo cơ hội thuận tiện cho cuộc nổi dậy của Việt Minh và tiếp theo họ cướp chính quyền.

Continue reading

Hồn Dân Tộc của Hồ Chí Minh?

  Với chính sách tuyên truyền trong nước, Hồ Chí Minh được coi như “tuyệt vời,” vừa là người của quốc tế, vừa là người của dân tộc Việt Nam. Được như vậy thì dù Đảng Cộng Sản Việt Nam đi theo chủ thuyết Marx Lenin Mao, thành lập nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài để tiến lên thiên đường cộng sản theo chỉ thị quốc tế cộng sản đề ra, Đảng cũng có thể gieo vào lòng dân một thứ “chính nghĩa” nào đó. Không những Đảng gồm một tập đoàn dày công đánh bóng lãnh tụ một cách tinh vi, mà chính đảng trưởng Hồ Chí Minh cũng tự tâng bốc mình. Trong nhiều bài viết trên các sách báo của Đảng, ngoài những giáo điều học từ các ông tổ cộng sản ở các nước khác, họ lại đệm thêm một số ý niệm về tổ quốc và dân tộc.

 Tổ quốc của Hồ Chí Minh ở đâu?

 T. Lan, bút danh của Hồ Chí Minh, trong “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” xuất bản đầu tiên 1963 như sách ghi, và tái xuất bản 1994, 1999, có một chương tựa là “Tổ Quốc Cách Mạng.”

 Vào đầu tháng 5, 1927, Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch ruồng bắt tại Quảng Châu, ông ta phải chạy qua Hương Cảng (Hong Kong). Tại đây Hồ cũng bị mật thám Anh làm khó khăn, ông phải chạy qua Thượng Hải (Shanghai). Tại Thượng Hải ông cũng bị phe Quốc Dân Đảng của Tưởng theo dõi.

 T. Lan viết (trang 36): “Chỉ còn một cách là chạy về Tổ quốc cách mạng – chạy về Liên Xô.”  Đấy là tâm thức của Hồ Chí Minh. Ông đi làm cách mạng để phụng sự cho tổ quốc và tổ quốc đó chính là Liên Sô.

  Sau 30 năm bôn ba hoạt động cùng phe quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Ngồi tại mảnh đất quê hương, nhưng xúc động của ông dồn về “tổ quốc cách mạng” qua bài thơ:

 Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà

 Đang ở tại đất Cao Bằng, nhưng non nước của ông Hồ thì xa xa…( ở tận Liên Sô). Nhưng dù là xôi xôi thênh thang, ông cũng có thể nhớ non nước ấy qua giòng suối tại Việt Nam mà ông đặt tên là Lê Nin, và một núi ông đặt tên là Mác. Dựa vào “hồn thiêng của tổ quốc cách mạng” ông Hồ quyết tâm “xây dựng” một Việt Nam cộng sản và ông hãnh diện trở thành một Lenin hay Stalin của Việt Nam, một Mao của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh còn sống cũng như sau này ví Lenin, Stalin, Mao là mặt trời, là cưú tinh, là ngôi sao sáng nhất, là cây đại thụ, là ngọn hải đăng… Đại loại đó là những gì nói lên tâm hướng của Hồ Chí Minh.

 Phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh

 Người ta thường cho rằng văn là người. Hồ Chí Minh viết rất nhiều, nhất là thể loại kể chuyện. Năm 1960, ông Hồ bỗng nhiên trở thành một nhà thơ hay dựa vào những bài thơ cho rằng ông đã sáng tác trong tù. Năm 1990, Đảng lại cho ông Hồ thêm một danh hiệu mới “ danh nhân văn hoá thế giới”  sau khi UNESCO từ chối không chấp nhận cứu xét đơn đề nghị.  Sau vụ này, một số học giả hải ngoại đã đưa ra nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký. Bất chấp sự thật và do thông tin một chiều, Đảng vẫn dựa vào giá trị của tập thơ tù này để đưa  nhân cách ông Hồ lên cao, cố tình hạ thấp thành phần trí thức miền Bắc mà giữa thập niên 50 giai đoạn văn nghệ sĩ bị trù dập nặng nề.

 Thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách của một cá nhân nào đó có tâm linh, không thể là một người cộng sản vô thần suốt đời đeo đuổi đấu tranh vì thù hận. Học giả Lê Hữu Mục đã chứng minh đó là Già Lý, người ở cùng tù với Hồ Chí Minh từ 1931-1933 tại Hong Kong. Có hai tư tưởng, hai nhân cách con người trong tập thơ. Một trong số ít bài thơ thật của ông Hồ:

Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
  Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù
            (Bị hạn chế)

 Những trang sau của cuốn Ngục Trung Nhật Ký có phần định  nghĩa “văn hóa” của Hồ Chí Minh:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

 Định nghĩa trên đúng hay sai, xin nhường lại cho người đọc, nhưng người viết dựa theo tinh thần này để đưa ra nhận xét về tâm thức của ông Hồ. Theo định nghĩa này, văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt…Nhưng tại sao Hồ Chí Minh đưa ra tất cả chỉ thiếu vai trò chính trị trong sinh hoạt của văn hoá?  Như vậy là thế nào?  Nếu ông Hồ cho rằng mọi sinh hoạt đều đóng khung trong văn hoá ngoại trừ “chính trị”, như vậy tại sao Đảng chủ trương lãnh đạo cả văn học nghệ thuật miền Bắc, và sau này là trong Nam? Văn nghệ sĩ, thi sĩ, nhà báo đều phải viết theo lệnh Đảng? Tôn giáo cũng bị Đảng nhảy vào lãnh đạo, mà tôn giáo là một bộ mặt quan trọng của văn hoá Việt Nam.

 Lý do Hồ Chí Minh dị ứng với với hai chữ “chính trị”  khi đề cập tới văn hoá, bởi vì nếu ông bao gồm chính trị thì hoá ra ông là một người vô văn hoá. Cũng có thể nói văn hóa của Hồ là những gì tồi tệ nhất mà nhân loại văn minh loại trừ. Văn hóa của một dân tộc nói chung không có nghĩa là hoàn toàn tốt đẹp, có khi dân tộc này cho là hay mà dân tộc khác lại lên án.

Cả đời ông hoạt động chính trị theo chủ thuyết nước ngoài là Marx Lenin Mao, phục vụ theo chỉ thị đàn anh quốc tế cộng sản, nhất nhất chuyện gì ông cũng đều phải nghe theo lệnh của cấp trên. Thừa lệnh của Stalin và Mao, ông Hồ đã ra tay giết hằng trăm ngàn đồng bào miền Bắc trong chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất giữa thập niên 1950. Tội giết hàng ngàn đồng bào trong Tết Mậu Thân 1968 khi ông ra lệnh tổng xâm lăng hơn 40 tỉnh với quyết tâm nhuộm đỏ cả miền Nam để dâng cho cộng đảng Nga Tàu càng sớm càng tốt. Đó là chưa kể những hậu quả khốc hại sau khi Hồ phóng ra cuộc chiến tranh tương tàn làm chết hằng triệu đồng bào của ông. Những hành động đó không thể hiện một người Việt Nam có văn hóa, có phong tục Việt Nam hay đạo đức làm người. Di sản của Hồ Chí Minh là Đảng Cộng Sản Việt Nam và ngày nay họ sẵn sàng dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng, ngoan ngoãn làm tay sai đắc lực như ông Hồ ngày xưa đã từng làm.

 Ít nhất hai năm trước khi qua đời, Hồ Chí Minh đã sửa soạn làm lăng tẩm cho chính mình giống như Lenin. Tài liệu đã cho thấy đầy đủ để chứng minh cho ý đồ đó. Tác giả Hoàng Quốc Kỳ, một “cận thần” của Hồ Chí Minh nhiều năm đã tiết lộ bí mật này trong “Ma Đầu Hồ Chí Minh.”  (xin xem thêm tài liệu, search for: KHÔNG NÊN ĐỂ CÁI XÁC KHÔ GIỮA HÀ NỘI, tác giả Nhàn SF) Nhưng Hồ Chí Minh vẫn phải viết di chúc, Đảng phải bị mang tiếng là làm “trái ý” lãnh tụ. 

              

Đến gần chết phong cách một người vong bản vẫn không thay đổi. Hãy nhận xét một cách tổng quát di chúc của Hồ Chí Minh, mặc dù theo Hoàng Quốc Kỳ, di chúc này chỉ là một cách để lừa dân. Có văn hoá Việt Nam không? Ông Hồ đã cố tình vặn vẹo, sửa cách viết của tiếng Việt Nam: D thành Z, PH thành F, v.v.. Gần nhắm mắt xuôi tay ông lại “hữu thần” qua những giòng trong di chúc “… fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Mao Mác, cụ Lenin và các vị cách mạng đàn anh khác…” mà không là Hùng Vương hay Trần Hưng Đạo. Những năm cuối đời, có lẽ Mao ảnh hưởng sâu đậm nhất trong tâm tư của ông Hồ.

                      

Nếu Hồ Chí Minh có ý hướng về tổ quốc, về  quốc gia dân tộc thì những suy nghĩ đó ông ta đặt ở đâu? Trước giờ phút hồn lìa khỏi xác, ông còn yêu cầu được nghe một bản nhạc Tàu và Đảng đã phải mang tới một cô người Tàu hát cho ông nghe.

Ông Hồ đã thể hiện rõ rệt bản chất vong bản, vô văn hoá kể từ thời trẻ cho đến lúc sắp lià đời. Nhiều mỹ từ dành cho ông Hồ như: Bình luận về văn học qua tác giả và tác phẩm của Hồ  Chí Minh, Hồ Chí Minh Hồn Dân Tộc, v.v..Những sáo ngữ và kỹ thuật tuyên truyền xét ra không phải Đảng “sáng kiến” mà có như vậy cũng theo gương lãnh tụ trước đó.

 Tóm lại, những đòn phép của Đảng không ngoài mục đích nhồi sọ, ngu dân, tôn thờ lãnh tụ một cách tuyệt đối để Đảng dễ dàng tiếp tục cai trị. Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, vị trí ông Hồ được điều chỉnh để có thêm “tư tưởng,” “hồn dân tộc” và còn nhiều “sáng tạo” ma mãnh xung quanh nhân vật lãnh tụ này. Hồ Chí Minh là sức sống tinh thần của Đảng, là lá bùa, là cái phao để Đảng dựa vào.

Bút Sử
2009

Ai Là Mẹ của Nông Đức Mạnh?


Khi Nông Đức Mạnh(NĐM) được chọn làm Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN, nhiều lời bàn tán nổi lên nhưng chỉ qui vào thân thế hơn là sự nghiệp của ông ta. Theo đài Á Châu Tự Do (RFA) thì tại một nước mà tự do báo chí không có để tìm kiếm sự thật thì những lời xì xầm đồn đại lan truyền trong dân chúng lâu dần sẽ đương nhiên trở thành được coi như có giá trị. Do đó khi viết về đại hội đại biểu toàn quốc 4/2001 báo chí ngoại quốc đều nhắc đến những lời đồn đãi rằng NĐM là con rơi của Hồ Chí Minh (HCM) cha đẻ của cuộc cách mạng vô sản ở VN. Đại Sứ Australia là bà Sue Boyd – người nổi tiếng là bộc trực- đã hỏi thẳng NĐM có phải là con của Hồ Chí Minh không? NĐM trả lời “Ở Việt Nam ai cũng đều là con của Bác”. Câu trả lời vô thưởng vô phạt này có chủ đích lập lờ để không phải xác nhận sự thật mà cũng không bị mang tiếng là chối bỏ một sự thật. Continue reading